Theo báo Thư tín địa cầu, các nhà đầu tư Canada đang hy vọng Trung Quốc sẽ tung ra các biện pháp kích thích kinh tế mới.
Song, một số nhà phân tích bày tỏ lo ngại nếu chương trình kích thích kinh tế tập trung vào các khu vực không cần thiết, sẽ tạo ra một sự mất cân bằng và có thể đẩy Trung Quốc vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Điều này chắc chắn sẽ là một tin tức tồi tệ đối với giá hàng hóa và những nhà sản xuất Canada.
Hiện nay, ngay cả những người lạc quan về triển vọng của kinh tế Trung Quốc cũng phải thừa nhận rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dư thừa công suất nghiêm trọng.
Một nghiên cứu gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính Bắc Kinh có khoảng 40% cơ sở sản xuất nhàn rỗi. Rõ ràng là Chính phủ Trung Quốc có sức mạnh tài chính để duy trì đà tăng trưởng. Nhưng câu hỏi đặt ra là với mức dư thừa hiện nay, liệu họ có nên tăng cường đầu tư thêm cho các nhà máy không cần thiết và các dự án xây dựng.
Michael Pettis, giáo sư kinh tế tại trường Đại học Bắc Kinh, nhận định Trung Quốc có thể sẽ mắc phải cả hai hạn chế là lãng phí vốn trên quy mô lớn chưa từng thấy và nhu cầu hàng hóa của thế giới sụt giảm.
Theo giáo sư Pettis, sau những gì đã đạt được trong quá khứ, Trung Quốc cần khẩn trương từ bỏ mô hình phát triển như hiện nay, bởi nợ đang gia tăng dữ dội với nhịp độ không bền vững và có thể trong khoảng 4-5 năm nữa, tăng trưởng sẽ đi xuống.
Sự dư thừa công suất trong nền kinh tế Trung Quốc ngày một rõ nét hơn trong những tháng gần đây. Caterpillar Inc cho biết các thiết bị nặng được chế tạo trong 18 cơ sở tại Trung Quốc, lần đầu tiên sẽ được bán ra nước ngoài do nhu cầu quá yếu.
Ngành công nghiệp thép cũng đã cảm nhận được sự thiếu hiệu quả của đầu tư quá mức. Lợi nhuận của các công ty thép lớn và vừa của Trung Quốc đã giảm tới 95,8% trong sáu tháng đầu năm nay. Và điều này cũng là một trong các mối đe dọa đối với Canada bởi khi lợi nhuận của các nhà sản xuất thép Trung Quốc càng thấp thì nhu cầu đối với quặng sắt và than luyện kim của Canada càng giảm.
Tuy nhiên, tác động chính xác của các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc thường khó dự đoán. Một số nhà quan sát cho rằng ưu tiên của Bắc Kinh đối với tăng trưởng sẽ có sự khác biệt so với những năm qua. Thay vì đổ tiền vào các dự án xây dựng, Trung Quốc có thể tìm cách thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng trong nước.
Có một số nguồn tin cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ khởi động một chương trình giảm giá cho các loại hàng hóa lâu bền, trong một nỗ lực để thúc đẩy doanh số bán hàng của các thiết bị như tủ lạnh và bếp lò. Đây là một biện pháp kích thích mới sẽ có tác động tích cực đối với các công ty tài nguyên của Canada./.
Song, một số nhà phân tích bày tỏ lo ngại nếu chương trình kích thích kinh tế tập trung vào các khu vực không cần thiết, sẽ tạo ra một sự mất cân bằng và có thể đẩy Trung Quốc vào một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Điều này chắc chắn sẽ là một tin tức tồi tệ đối với giá hàng hóa và những nhà sản xuất Canada.
Hiện nay, ngay cả những người lạc quan về triển vọng của kinh tế Trung Quốc cũng phải thừa nhận rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dư thừa công suất nghiêm trọng.
Một nghiên cứu gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính Bắc Kinh có khoảng 40% cơ sở sản xuất nhàn rỗi. Rõ ràng là Chính phủ Trung Quốc có sức mạnh tài chính để duy trì đà tăng trưởng. Nhưng câu hỏi đặt ra là với mức dư thừa hiện nay, liệu họ có nên tăng cường đầu tư thêm cho các nhà máy không cần thiết và các dự án xây dựng.
Michael Pettis, giáo sư kinh tế tại trường Đại học Bắc Kinh, nhận định Trung Quốc có thể sẽ mắc phải cả hai hạn chế là lãng phí vốn trên quy mô lớn chưa từng thấy và nhu cầu hàng hóa của thế giới sụt giảm.
Theo giáo sư Pettis, sau những gì đã đạt được trong quá khứ, Trung Quốc cần khẩn trương từ bỏ mô hình phát triển như hiện nay, bởi nợ đang gia tăng dữ dội với nhịp độ không bền vững và có thể trong khoảng 4-5 năm nữa, tăng trưởng sẽ đi xuống.
Sự dư thừa công suất trong nền kinh tế Trung Quốc ngày một rõ nét hơn trong những tháng gần đây. Caterpillar Inc cho biết các thiết bị nặng được chế tạo trong 18 cơ sở tại Trung Quốc, lần đầu tiên sẽ được bán ra nước ngoài do nhu cầu quá yếu.
Ngành công nghiệp thép cũng đã cảm nhận được sự thiếu hiệu quả của đầu tư quá mức. Lợi nhuận của các công ty thép lớn và vừa của Trung Quốc đã giảm tới 95,8% trong sáu tháng đầu năm nay. Và điều này cũng là một trong các mối đe dọa đối với Canada bởi khi lợi nhuận của các nhà sản xuất thép Trung Quốc càng thấp thì nhu cầu đối với quặng sắt và than luyện kim của Canada càng giảm.
Tuy nhiên, tác động chính xác của các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc thường khó dự đoán. Một số nhà quan sát cho rằng ưu tiên của Bắc Kinh đối với tăng trưởng sẽ có sự khác biệt so với những năm qua. Thay vì đổ tiền vào các dự án xây dựng, Trung Quốc có thể tìm cách thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng trong nước.
Có một số nguồn tin cho rằng chính phủ Trung Quốc sẽ khởi động một chương trình giảm giá cho các loại hàng hóa lâu bền, trong một nỗ lực để thúc đẩy doanh số bán hàng của các thiết bị như tủ lạnh và bếp lò. Đây là một biện pháp kích thích mới sẽ có tác động tích cực đối với các công ty tài nguyên của Canada./.
Thanh Hải (TTXVN)