Đánh giá mới nhất từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết học sinh và sinh viên Canada đã vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu tốt hơn so với giới trẻ ở hầu hết các quốc gia công nghiệp phát triển trên thế giới, nhờ nước này có tỷ lệ người được đào tạo qua đại học và các ngành nghề chuyên môn ở mức khá cao.
Với 51% dân số trưởng thành có trình độ sau trung học hoặc có bằng tốt nghiệp đào tạo nghề từ các trường cao đẳng, Canada tiếp tục dẫn đầu danh sách các nước thành viên của OECD về giáo dục và đào tạo.
Theo OECD, tất cả các quốc gia có tỷ lệ lớn thanh thiếu niên từng trải qua một chương trình dạy nghề đều rất "thành công trong việc giảm nguy cơ thất nghiệp" và Canada cũng không phải ngoại lệ, khi tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ so với phần còn lại của các nước thành viên OECD đang ở dưới mức trung bình.
Tuy nhiên, OECD cũng lưu ý rằng mặc dù Canada đang có lợi thế nhưng nước này vẫn không thoát khỏi xu hướng thất nghiệp của giới trẻ đang diễn ra trên toàn cầu.
Tỷ lệ lao động ở độ tuổi từ 15-29 không có việc làm hoặc không được đào tạo (NEET) tại Canada vẫn tiếp tục được nới rộng, tăng khoảng 1,6% trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011.
Trong những năm gần đây, khoảng cách giàu nghèo giữa những người được giáo dục qua đại học hoặc cao đẳng ngày một tăng so với những người không được đào tạo bởi một lý do đơn giản là những người có trình độ thường vẫn kiếm được công ăn việc làm, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của những người ít học đang ngày một tăng lên.
Các số liệu của OECD cũng chỉ ra rằng mặc dù Canada có nhiều biện pháp tốt trong giáo dục tiểu học và trung học, nhưng số lượng trẻ em đi học ở tuổi mầm non thấp hơn nhiều so với các nước khác.
Canada chỉ có khoảng 50% trẻ em dưới 4 tuổi được đến trường, trong khi tỷ lệ chung của OECD lên đến 84%. Chi phí giáo dục công ở Canada đang tụt hậu khi chỉ chiếm khoảng 76%, so với mức trung bình 84% của các quốc gia OECD.
Tuy vậy, chi phí trả lương cho giáo viên ở Canada lại cao hơn đáng kể so với mức trung bình của các nước OECD. Trong năm 2011, những giáo viên có 15 năm kinh nghiệm, thu nhập trung bình khoảng 59.000 USD/năm, trong khi mức trung bình của giáo viên thuộc các nước OECD dao động từ 38.000 USD đến 44.000 USD.
Giáo viên ở các trường đại học và cao đẳng của Canada cũng có thu nhập trung bình cao hơn khoảng 4% so với ở các nước khác.
Bên cạnh đó, Canada cũng đầu tư nhiều hơn cho giáo dục ở cấp đại học, với chi phí 24.000 USD/một sinh viên, cao hơn nhiều so với mức trung bình 14.200 USD của các nước thành viên OECD và chỉ đứng sau Mỹ./.
Với 51% dân số trưởng thành có trình độ sau trung học hoặc có bằng tốt nghiệp đào tạo nghề từ các trường cao đẳng, Canada tiếp tục dẫn đầu danh sách các nước thành viên của OECD về giáo dục và đào tạo.
Theo OECD, tất cả các quốc gia có tỷ lệ lớn thanh thiếu niên từng trải qua một chương trình dạy nghề đều rất "thành công trong việc giảm nguy cơ thất nghiệp" và Canada cũng không phải ngoại lệ, khi tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ so với phần còn lại của các nước thành viên OECD đang ở dưới mức trung bình.
Tuy nhiên, OECD cũng lưu ý rằng mặc dù Canada đang có lợi thế nhưng nước này vẫn không thoát khỏi xu hướng thất nghiệp của giới trẻ đang diễn ra trên toàn cầu.
Tỷ lệ lao động ở độ tuổi từ 15-29 không có việc làm hoặc không được đào tạo (NEET) tại Canada vẫn tiếp tục được nới rộng, tăng khoảng 1,6% trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011.
Trong những năm gần đây, khoảng cách giàu nghèo giữa những người được giáo dục qua đại học hoặc cao đẳng ngày một tăng so với những người không được đào tạo bởi một lý do đơn giản là những người có trình độ thường vẫn kiếm được công ăn việc làm, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của những người ít học đang ngày một tăng lên.
Các số liệu của OECD cũng chỉ ra rằng mặc dù Canada có nhiều biện pháp tốt trong giáo dục tiểu học và trung học, nhưng số lượng trẻ em đi học ở tuổi mầm non thấp hơn nhiều so với các nước khác.
Canada chỉ có khoảng 50% trẻ em dưới 4 tuổi được đến trường, trong khi tỷ lệ chung của OECD lên đến 84%. Chi phí giáo dục công ở Canada đang tụt hậu khi chỉ chiếm khoảng 76%, so với mức trung bình 84% của các quốc gia OECD.
Tuy vậy, chi phí trả lương cho giáo viên ở Canada lại cao hơn đáng kể so với mức trung bình của các nước OECD. Trong năm 2011, những giáo viên có 15 năm kinh nghiệm, thu nhập trung bình khoảng 59.000 USD/năm, trong khi mức trung bình của giáo viên thuộc các nước OECD dao động từ 38.000 USD đến 44.000 USD.
Giáo viên ở các trường đại học và cao đẳng của Canada cũng có thu nhập trung bình cao hơn khoảng 4% so với ở các nước khác.
Bên cạnh đó, Canada cũng đầu tư nhiều hơn cho giáo dục ở cấp đại học, với chi phí 24.000 USD/một sinh viên, cao hơn nhiều so với mức trung bình 14.200 USD của các nước thành viên OECD và chỉ đứng sau Mỹ./.
Thanh Hải (TTXVN)