Sáng 29/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh thay mặt Chính phủ Việt Nam và Đại sứ Canada tại Việt Nam Deborah, thay mặt Chính phủ Canada ký Biên bản ghi nhớ giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Canada, về dự án Kỹ năng nghề nghiệp Việt Nam do Chính phủ Canada viện trợ không hoàn lại trị giá 20 triệu CAD.
Dự án kỹ năng nghề nghiệp Việt Nam sẽ được thực hiện trong vòng 6 năm, đến năm 2016 với mục tiêu chính là cải thiện quản lý giáo dục kỹ thuật và dạy nghề tại Việt Nam, cải thiện cơ hội tiếp cận các chương trình đào tạo kỹ năng phù hợp và có chất lượng cao cho phụ nữ, thanh niên, dân tộc thiểu số và người dân nông thôn tại các cơ sở giáo dục kỹ thuật và dạy nghề.
Cơ quan chủ quản của dự án là đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan đồng thực hiện là Ủy ban nhân dân 3 tỉnh Hậu Giang, Bình Thuận và Vĩnh Long.
Mục tiêu của dự án đã đáp ứng đúng nhu cầu của Việt Nam về một nguồn nhân lực lớn mạnh, được đào tạo bài bản, có trình độ trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu. Bản ghi nhớ quy định các điều kiện khung nhằm thực hiện dự án.
Quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Canada được thiết lập từ năm 1990 và phát triển ổn định qua các năm, góp phần tăng cường thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa 2 nước. Hiện Việt Nam là một trong số 20 nước ưu tiên tiếp nhận viện trợ Chính phủ Canada. Năm tài chính 2009/2010, viện trợ song phương của Canada dành cho Việt Nam là 23 triệu CAD, năm tài chính 2010/2011 là 27 triệu CAD.
Viện trợ của Chính phủ Canada dành cho Việt Nam tập trung vào hai lĩnh vực chính là: phát triển kinh tế bền vững, trong đó bao gồm cả quản trị nhà nước, hỗ trợ cải cách luật pháp, cải cách chính sách, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ đào tạo nghề; An ninh lương thực nâng cao hiệu suất nông nghiệp; hỗ trợ đào tạo cho người nông dân. Ngoài ra, chống biến đổi khí hậu cũng được coi là một nội dung xem xét ưu tiên hợp tác của hai bên./.
Dự án kỹ năng nghề nghiệp Việt Nam sẽ được thực hiện trong vòng 6 năm, đến năm 2016 với mục tiêu chính là cải thiện quản lý giáo dục kỹ thuật và dạy nghề tại Việt Nam, cải thiện cơ hội tiếp cận các chương trình đào tạo kỹ năng phù hợp và có chất lượng cao cho phụ nữ, thanh niên, dân tộc thiểu số và người dân nông thôn tại các cơ sở giáo dục kỹ thuật và dạy nghề.
Cơ quan chủ quản của dự án là đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và các cơ quan đồng thực hiện là Ủy ban nhân dân 3 tỉnh Hậu Giang, Bình Thuận và Vĩnh Long.
Mục tiêu của dự án đã đáp ứng đúng nhu cầu của Việt Nam về một nguồn nhân lực lớn mạnh, được đào tạo bài bản, có trình độ trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu. Bản ghi nhớ quy định các điều kiện khung nhằm thực hiện dự án.
Quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Canada được thiết lập từ năm 1990 và phát triển ổn định qua các năm, góp phần tăng cường thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa 2 nước. Hiện Việt Nam là một trong số 20 nước ưu tiên tiếp nhận viện trợ Chính phủ Canada. Năm tài chính 2009/2010, viện trợ song phương của Canada dành cho Việt Nam là 23 triệu CAD, năm tài chính 2010/2011 là 27 triệu CAD.
Viện trợ của Chính phủ Canada dành cho Việt Nam tập trung vào hai lĩnh vực chính là: phát triển kinh tế bền vững, trong đó bao gồm cả quản trị nhà nước, hỗ trợ cải cách luật pháp, cải cách chính sách, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ đào tạo nghề; An ninh lương thực nâng cao hiệu suất nông nghiệp; hỗ trợ đào tạo cho người nông dân. Ngoài ra, chống biến đổi khí hậu cũng được coi là một nội dung xem xét ưu tiên hợp tác của hai bên./.
Thùy Dương (TTXVN)