Sứ mệnh giám sát lệnh ngừng bắn dọc đường biên giới Campuchia-Thái Lan của Indonesia tiếp tục rơi vào bế tắc trong thời điểm Thái Lan vẫn “hờ hững” trong việc thống nhất các điều khoản hoạt động của nhóm quan sát viên Indonesia xung quanh khu vực đền Preah Vihear.
Hàng loạt lời kêu gọi của Campuchia về việc Indonesia sớm gửi quan sát viên đến đường biên giới chỉ được đáp lại bằng thái độ im lặng “khó hiểu” của Chính phủ Thái Lan.
Dường như quốc gia láng giềng Campuchia vẫn tìm cách trì hoãn triển khai hoạt động của các giám sát viên Indonesia cho tới khi phạm vi và khu vực hoạt động của nhóm giám sát này được xác định rõ.
Thái độ “hoãn binh” của Chính phủ Thái Lan, cùng việc chưa dứt khoát xác nhận tham dự cuộc họp Ủy ban biên giới chung (GBC) vào ngày 24-25/3 tới tại Bogor (Indonesia), đã đặt ra bài toán khó cho Indonesia trong những tháng đầu tiên giữ vị trí Chủ tịch luân phiên ASEAN.
Gần hai tuần kể từ sau những tia hy vọng chấm dứt xung đột được nhen nhóm từ Jakarta (22/2), khi ngoại trưởng các nước ASEAN cùng hai quốc gia thành viên đầy xung khắc, Campuchia và Thái Lan, nhất trí giám sát lệnh ngừng bắn dọc đường biên giới, thì khu vực xung quanh đền Preah Vihear vẫn như “thùng thuốc súng” chực nổ.
Tư lệnh Sư đoàn 3 quân đội Campuchia đặc trách khu vực này, Tướng Srey Doek hôm 24/3 thú nhận: “Tình hình tạm yên tĩnh nhưng chưa thể biết điều gì sẽ xảy ra trong ngày mai.”
Các nguồn tin quân sự cho hay Campuchia tiếp tục tăng cường đưa trọng pháo và xe tăng tới khu vực gần đền Preah Vihear, nơi vốn đã có các dàn hỏa tiễn được triển khai. Ngoài ra, phía Campuchia cũng đặt pháo tại một số điểm thuộc núi Phu Makhua.
Ngay sau khi thất bại trong nỗ lực thuyết phục Đặc phái viên Koichiro Matsuura về việc UNESCO loại đền Preah Vihear khỏi danh sách Di sản thế giới, Thủ tướng Thái Lan Abhisit nhấn mạnh rằng Thái Lan và Campuchia phải cùng thảo luận các điều khoản song phương cho cho sứ mệnh giám sát đường biên giới của Indonesia, “nếu không thì có thể dẫn tới những vấn đề và tranh chấp khác liên quan tới tuyên bố chủ quyền của hai nước.”
Thái độ “ngập ngừng” của Thái Lan đang ảnh hưởng đến nỗ lực triển khai quan sát viên của Indonesia, dù người phát ngôn Bộ Ngoại giao Campuchia, Koy Kuong khẳng định nước này sẵn sàng tiếp nhận các quan sát viên này, dù có hay không có sự đồng thuận của Thái Lan.
Ngay sau khi Indonesia gửi đề xuất các điều khoản giới hạn hoạt động giám sát khu vực tranh chấp cho Campuchia và Thái Lan hôm 26/2, Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh: “Chúng tôi đã hồi âm họ (Indonesia) trong vòng chưa tới 24 giờ sau và đưa ra 14 điều khoản để Indonesia thực hiện, chúng tôi sẵn sàng để ngỏ khả năng cho những điều khoản khác.”
Dù muốn hay không, Chính phủ Thái Lan cũng khó lòng trì hoãn lâu việc chấp thuận cho triển khai các quan sát viên Indonesia tới khu vực xung quanh đền Preah Vihear. Nhưng ngay cả trong trường hợp Thái Lan chấp thuận, thì lịch sử đã cho thấy sự có mặt của các quan sát viên nước ngoài sẽ không dẫn đến một giải pháp lâu dài cho vấn đề biên giới.
Nhiều nhà quan sát cho rằng việc Bangkok đồng ý với vai trò trung gian hòa giải của Indonesia chỉ nhằm tránh sự can dự sâu hơn của cả ASEAN hoặc từ Liên hợp quốc. Thái Lan đang trong mùa bầu cử. Việc nhượng bộ sự can thiệp của ASEAN là một sự tính toán để tránh ảnh hưởng đến tình hình an ninh, hoặc làm suy yếu vị thế ngoại giao của Thái Lan. Hiện Chính phủ Thái Lan mong muốn tập trung các nỗ lực của họ vào cuộc tổng tuyển cử trong tháng 5/2011 và tránh những xao lãng.
Nguồn gốc sâu xa cuộc tranh chấp đền Preah Vihear không chỉ xuất phát từ việc UNESCO công nhận đây là Di sản thế giới của Campuchia, mà còn bắt nguồn từ các bất ổn chính trị nội bộ của Thái Lan.
Nhiều nhà phân tích cho rằng cuộc tranh chấp biên giới Campuchia-Thái Lan chỉ có thể được giải quyết một cách đầy đủ nếu chính trường Thái Lan có một chính phủ cầm quyền đủ mạnh. Nhưng trường hợp ngược lại, việc tranh chấp ngôi đền thiêng nghìn năm tuổi vẫn là “ngòi nổ” âm ỉ, gây sóng gió trong quan hệ giữa hai nước láng giềng.
Việc tìm giải pháp lâu dài cho xung đột biên giới Campuchia-Thái Lan còn tiếp tục chìm trong vòng luẩn quẩn, nếu như viễn cảnh thay đổi chính phủ liên tục trong vòng 5 năm qua ở Thái Lan chưa đi tới hồi kết./.
Hàng loạt lời kêu gọi của Campuchia về việc Indonesia sớm gửi quan sát viên đến đường biên giới chỉ được đáp lại bằng thái độ im lặng “khó hiểu” của Chính phủ Thái Lan.
Dường như quốc gia láng giềng Campuchia vẫn tìm cách trì hoãn triển khai hoạt động của các giám sát viên Indonesia cho tới khi phạm vi và khu vực hoạt động của nhóm giám sát này được xác định rõ.
Thái độ “hoãn binh” của Chính phủ Thái Lan, cùng việc chưa dứt khoát xác nhận tham dự cuộc họp Ủy ban biên giới chung (GBC) vào ngày 24-25/3 tới tại Bogor (Indonesia), đã đặt ra bài toán khó cho Indonesia trong những tháng đầu tiên giữ vị trí Chủ tịch luân phiên ASEAN.
Gần hai tuần kể từ sau những tia hy vọng chấm dứt xung đột được nhen nhóm từ Jakarta (22/2), khi ngoại trưởng các nước ASEAN cùng hai quốc gia thành viên đầy xung khắc, Campuchia và Thái Lan, nhất trí giám sát lệnh ngừng bắn dọc đường biên giới, thì khu vực xung quanh đền Preah Vihear vẫn như “thùng thuốc súng” chực nổ.
Tư lệnh Sư đoàn 3 quân đội Campuchia đặc trách khu vực này, Tướng Srey Doek hôm 24/3 thú nhận: “Tình hình tạm yên tĩnh nhưng chưa thể biết điều gì sẽ xảy ra trong ngày mai.”
Các nguồn tin quân sự cho hay Campuchia tiếp tục tăng cường đưa trọng pháo và xe tăng tới khu vực gần đền Preah Vihear, nơi vốn đã có các dàn hỏa tiễn được triển khai. Ngoài ra, phía Campuchia cũng đặt pháo tại một số điểm thuộc núi Phu Makhua.
Ngay sau khi thất bại trong nỗ lực thuyết phục Đặc phái viên Koichiro Matsuura về việc UNESCO loại đền Preah Vihear khỏi danh sách Di sản thế giới, Thủ tướng Thái Lan Abhisit nhấn mạnh rằng Thái Lan và Campuchia phải cùng thảo luận các điều khoản song phương cho cho sứ mệnh giám sát đường biên giới của Indonesia, “nếu không thì có thể dẫn tới những vấn đề và tranh chấp khác liên quan tới tuyên bố chủ quyền của hai nước.”
Thái độ “ngập ngừng” của Thái Lan đang ảnh hưởng đến nỗ lực triển khai quan sát viên của Indonesia, dù người phát ngôn Bộ Ngoại giao Campuchia, Koy Kuong khẳng định nước này sẵn sàng tiếp nhận các quan sát viên này, dù có hay không có sự đồng thuận của Thái Lan.
Ngay sau khi Indonesia gửi đề xuất các điều khoản giới hạn hoạt động giám sát khu vực tranh chấp cho Campuchia và Thái Lan hôm 26/2, Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh: “Chúng tôi đã hồi âm họ (Indonesia) trong vòng chưa tới 24 giờ sau và đưa ra 14 điều khoản để Indonesia thực hiện, chúng tôi sẵn sàng để ngỏ khả năng cho những điều khoản khác.”
Dù muốn hay không, Chính phủ Thái Lan cũng khó lòng trì hoãn lâu việc chấp thuận cho triển khai các quan sát viên Indonesia tới khu vực xung quanh đền Preah Vihear. Nhưng ngay cả trong trường hợp Thái Lan chấp thuận, thì lịch sử đã cho thấy sự có mặt của các quan sát viên nước ngoài sẽ không dẫn đến một giải pháp lâu dài cho vấn đề biên giới.
Nhiều nhà quan sát cho rằng việc Bangkok đồng ý với vai trò trung gian hòa giải của Indonesia chỉ nhằm tránh sự can dự sâu hơn của cả ASEAN hoặc từ Liên hợp quốc. Thái Lan đang trong mùa bầu cử. Việc nhượng bộ sự can thiệp của ASEAN là một sự tính toán để tránh ảnh hưởng đến tình hình an ninh, hoặc làm suy yếu vị thế ngoại giao của Thái Lan. Hiện Chính phủ Thái Lan mong muốn tập trung các nỗ lực của họ vào cuộc tổng tuyển cử trong tháng 5/2011 và tránh những xao lãng.
Nguồn gốc sâu xa cuộc tranh chấp đền Preah Vihear không chỉ xuất phát từ việc UNESCO công nhận đây là Di sản thế giới của Campuchia, mà còn bắt nguồn từ các bất ổn chính trị nội bộ của Thái Lan.
Nhiều nhà phân tích cho rằng cuộc tranh chấp biên giới Campuchia-Thái Lan chỉ có thể được giải quyết một cách đầy đủ nếu chính trường Thái Lan có một chính phủ cầm quyền đủ mạnh. Nhưng trường hợp ngược lại, việc tranh chấp ngôi đền thiêng nghìn năm tuổi vẫn là “ngòi nổ” âm ỉ, gây sóng gió trong quan hệ giữa hai nước láng giềng.
Việc tìm giải pháp lâu dài cho xung đột biên giới Campuchia-Thái Lan còn tiếp tục chìm trong vòng luẩn quẩn, nếu như viễn cảnh thay đổi chính phủ liên tục trong vòng 5 năm qua ở Thái Lan chưa đi tới hồi kết./.
Trần Long (Vietnam+)