Thủ tướng Canada Stephen Harper vừa lên tiếng cảnh báo các nhà lãnh đạo thế giới rằng sự phục hồi kinh tế toàn cầu đang gặp nguy hiểm nếu các nước không phát triển ngay một kế hoạch hành động nhằm tránh bảo hộ thương mại.
Phát biểu tại Ottawa ngày 6/11 trước thềm các hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế phát triển và đang nổi (G-20) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), dự kiến được tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản vào tuần tới, ông Harper, chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Toronto hồi tháng 6, nhấn mạnh: "Tại Seoul, chúng ta cần có hành động táo bạo và có phối hợp, được xây dựng trên cơ sở những tiến bộ đã đạt được tại các hội nghị thượng đỉnh trước."
Theo ông Harper, có 4 nguy cơ đang đe dọa sự phục hồi kinh tế toàn cầu, bao gồm sự phục hồi không đồng đều giữa các nước và các khu vực; các nền kinh tế phát triển và những nền kinh tế đang nổi lên đang phải đối mặt với những sức ép khác nhau; sự biến động quá lớn tại các thị trường ngoại hối; và sự mất cân bằng trong hệ thống thương mại toàn cầu lại đang ngày càng tăng lên.
Do vậy các nước cần phối hợp hành động vì lợi ích chung nhằm duy trì khả năng tồn tại của các nền kinh tế đối tác, tạo ra tình huống các bên "cùng thắng" trên khắp thế giới và tránh các hành động đơn phương.
Các nhà lãnh đạo G-20 đang chịu sức ép phải đạt được tiến bộ trong ba lĩnh vực chính là tiền tệ, thương mại và thâm hụt ngân sách.
Trong lĩnh vực đầu tiên, nhiều nước đang yêu cầu Trung Quốc phải cho phép đồng Nhân dân tệ (NDT) có tỷ giá linh hoạt hơn để tránh bóp méo thương mại quốc tế và nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tiền tệ.
Các bên đã đạt được nhất trí về hành động hướng tới các hệ thống hối đoái do thị trường quyết định và tránh cạnh tranh trong phá giá tiền tệ.
Trong lĩnh vực thứ hai, các nhà lãnh đạo đang nỗ lực tìm ra cách thức để tạo ra sự cân bằng trong thương mại. Mỹ đã đề xuất rằng đến năm 2015, các nước nên hạn chế mức thặng dư, hoặc thâm hụt tài khoản vãng lai của họ xuống dưới 4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Về thâm hụt ngân sách, Thủ tướng Harper cho biết Canada đang trong tiến trình đạt được mục tiêu giảm một nửa mức thâm hụt ngân sách vào năm 2013 và ổn định tỷ lệ nợ/GDP vào năm 2016./.
Phát biểu tại Ottawa ngày 6/11 trước thềm các hội nghị thượng đỉnh các nền kinh tế phát triển và đang nổi (G-20) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), dự kiến được tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản vào tuần tới, ông Harper, chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Toronto hồi tháng 6, nhấn mạnh: "Tại Seoul, chúng ta cần có hành động táo bạo và có phối hợp, được xây dựng trên cơ sở những tiến bộ đã đạt được tại các hội nghị thượng đỉnh trước."
Theo ông Harper, có 4 nguy cơ đang đe dọa sự phục hồi kinh tế toàn cầu, bao gồm sự phục hồi không đồng đều giữa các nước và các khu vực; các nền kinh tế phát triển và những nền kinh tế đang nổi lên đang phải đối mặt với những sức ép khác nhau; sự biến động quá lớn tại các thị trường ngoại hối; và sự mất cân bằng trong hệ thống thương mại toàn cầu lại đang ngày càng tăng lên.
Do vậy các nước cần phối hợp hành động vì lợi ích chung nhằm duy trì khả năng tồn tại của các nền kinh tế đối tác, tạo ra tình huống các bên "cùng thắng" trên khắp thế giới và tránh các hành động đơn phương.
Các nhà lãnh đạo G-20 đang chịu sức ép phải đạt được tiến bộ trong ba lĩnh vực chính là tiền tệ, thương mại và thâm hụt ngân sách.
Trong lĩnh vực đầu tiên, nhiều nước đang yêu cầu Trung Quốc phải cho phép đồng Nhân dân tệ (NDT) có tỷ giá linh hoạt hơn để tránh bóp méo thương mại quốc tế và nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tiền tệ.
Các bên đã đạt được nhất trí về hành động hướng tới các hệ thống hối đoái do thị trường quyết định và tránh cạnh tranh trong phá giá tiền tệ.
Trong lĩnh vực thứ hai, các nhà lãnh đạo đang nỗ lực tìm ra cách thức để tạo ra sự cân bằng trong thương mại. Mỹ đã đề xuất rằng đến năm 2015, các nước nên hạn chế mức thặng dư, hoặc thâm hụt tài khoản vãng lai của họ xuống dưới 4% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Về thâm hụt ngân sách, Thủ tướng Harper cho biết Canada đang trong tiến trình đạt được mục tiêu giảm một nửa mức thâm hụt ngân sách vào năm 2013 và ổn định tỷ lệ nợ/GDP vào năm 2016./.
(TTXVN/Vietnam+)