Từ thành phố biển Quy Nhơn, phóng tầm mắt về phía Đông, một dãy núi như một con khủng long sừng sững án ngữ và che chắn sóng to, gió lớn - đó là bán đảo Phương Mai.
Thiên nhiên nơi đây không chỉ tạo nên một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp mà còn ban tặng cho con người một kho báu ít nơi nào có được, đó là yến sào - một đặc sản vô cùng quý giá được cả thế giới ưa chuộng.
Đảo yến trước đây thuộc hai thôn Xương Lý, Hương Mai; nay thuộc xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn. Theo sử sách, những người sinh cơ lập nghiệp đầu tiên ở Xương Lý thuộc dòng họ Nguyễn, quê gốc ở Nghệ An, đến nay đã trải qua trên 10 đời. Thôn Hương Mai xưa kia bây giờ chính là bốn thôn Hải Cảng, Hải Đông, Hải Nam và Hải Minh đều thuộc xã Nhơn Hải. Xã Nhơn Lý và Nhơn Hải trước thuộc Tổng Trung An (huyện Phù Cát), sau năm 1955 cắt về huyện Tuy Phước, nay là thành phố Quy Nhơn - Bình Định.
Kho báu “trời ban”
Lên thuyền xuất phát từ mũi Tấn, phường Hải Cảng (Quy Nhơn), sau hành trình hơn hai tiếng đồng hồ, được chứng kiến một cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, hấp dẫn bởi những hang động đã có từ hàng vạn năm, những vòm đá cao đến trăm mét. Lòng hang động hiểm trở, cheo leo và là nơi thích hợp cho loài chim yến làm tổ.
Ông Nguyễn Hồng Vân, Giám đốc Ban quản lý và khai thác yến sào Bình Định cho biết, đảo yến có khoảng 30 hang lớn nhỏ, tập trung chủ yếu ở xã Nhơn Hải và hang Nhơn Lý. Ở những hang nhỏ như Rừng Cao, Dơi, Ba Nghé, Cạn và Hầm xe, hàng năm có thể thu được từ 100-300 tổ yến. Còn những hang lớn như hang Cả, Đôi Trong, Đôi Ngoài, Luông, Khô, có cửa quay ra hướng Đông hoặc Đông Nam, thoáng mát, trần hang có nguồn nước nước ngọt rịn nhỏ xuống qua khe đá, bên dưới là sóng biển dập dềnh là nơi ưa thích làm tổ của chim yến, có thể thu hoạch được từ 14.000-15.000 tổ yến/năm.
Đến đảo yến vào mùa Xuân sẽ được tận mắt chứng kiến từng đàn chim yến bay rợp trời và gọi nhau ríu rít. Loài chim này có đặc điểm sống thành bầy đàn nhưng cũng thường sống từng đôi với nhau.
Để lấy được tổ yến trên vách và trần hang đá cheo leo, người ta phải bắc dàn giáo bằng tre liên kết với nhau. Những cột dọc được nối từ 4-5 cây tre mới lên đến đỉnh, có những hang cao phải dùng đến 300 cây tre mới đủ.
Mùa thu hoạch tổ yến bắt đầu từ tháng Tư âm lịch, bởi mùa làm tổ của chim yến bắt đầu vào tháng Giêng và tháng Hai. Và vụ thứ hai phải chờ đến khi chim yến con cứng cáp biết bay, đi kiếm mồi thì mới thu hoạch. Vụ thứ ba khai thác ít hơn, chủ yếu dưỡng cho đàn yến có điều kiện tăng bầy, đàn.
Hướng bảo tồn, phát triển đàn yến phục vụ du lịch
Trải qua nhiều năm khai thác, sản lượng yến sào thu hoạch hàng năm cũng giảm dần từ 600-700kg xuống còn 400-450kg, chất lượng yến sào cũng giảm hơn so với trước.
Giám đốc Nguyễn Hồng Vân cho biết những năm gần đây, ban quản lý đã lập kế hoạch và quy hoạch cụ thể lịch trình khai thác yến sào, chỉ khai thác ở những hang động yến lớn và lâu năm còn những hang nhỏ và số lượng làm tổ chưa nhiều thì bảo vệ, tránh va chạm để yến tiếp tục xây tổ, phát triển bầy đàn.
Ban quản lý yến sào Bình Định đang thực hiện thí điểm nuôi chim yến tại nhà ở một số hộ dân ở khu vực xung quanh đảo yến. Kết quả bước đầu cho thấy chim yến rất thân thiện với con người, đã vào ở và làm tổ. Công tác bảo vệ và tuyên truyền giáo dục ý thức cho người dân cũng được tăng cường.
Trong thời gian tới, để bảo tồn và phát triển đàn yến, tỉnh Bình Định đang xem xét giao cho doanh nghiệp quản lý, đầu tư khai thác chính. Nếu làm tốt, đây là nguồn lợi không nhỏ cho việc phát triển tham quan du lịch biển và đảo yến.
Đến với đảo yến, du khách không chỉ được khám phá về một loài chim đem lại nguồn lợi quý giá mà còn được chứng kiến nhiều di tích lịch sử văn hóa thời Chăm Pa, đến triều đại Tây Sơn và nhà Nguyễn sau này như di tích chùa Phật lồi, nơi có pho tượng Chàm huyền bí.
Núi Tam Tòa với những di tích lịch sử triều Lý và chiến binh Tây Sơn thế kỷ 18; pháo đài Hổ Ky với những lỗ đặt súng thần công là công trình phòng thủ bờ biển do các bậc tiền nhân để lại... như một bức tranh nghệ thuật hoàn mỹ với những dáng vẻ thiên nhiên vừa hư vừa thực. Vì vậy đảo yến là nơi du khách không thể bỏ qua khi đặt chân đến Quy Nhơn, Bình Định./.
Thiên nhiên nơi đây không chỉ tạo nên một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp mà còn ban tặng cho con người một kho báu ít nơi nào có được, đó là yến sào - một đặc sản vô cùng quý giá được cả thế giới ưa chuộng.
Đảo yến trước đây thuộc hai thôn Xương Lý, Hương Mai; nay thuộc xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn. Theo sử sách, những người sinh cơ lập nghiệp đầu tiên ở Xương Lý thuộc dòng họ Nguyễn, quê gốc ở Nghệ An, đến nay đã trải qua trên 10 đời. Thôn Hương Mai xưa kia bây giờ chính là bốn thôn Hải Cảng, Hải Đông, Hải Nam và Hải Minh đều thuộc xã Nhơn Hải. Xã Nhơn Lý và Nhơn Hải trước thuộc Tổng Trung An (huyện Phù Cát), sau năm 1955 cắt về huyện Tuy Phước, nay là thành phố Quy Nhơn - Bình Định.
Kho báu “trời ban”
Lên thuyền xuất phát từ mũi Tấn, phường Hải Cảng (Quy Nhơn), sau hành trình hơn hai tiếng đồng hồ, được chứng kiến một cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, hấp dẫn bởi những hang động đã có từ hàng vạn năm, những vòm đá cao đến trăm mét. Lòng hang động hiểm trở, cheo leo và là nơi thích hợp cho loài chim yến làm tổ.
Ông Nguyễn Hồng Vân, Giám đốc Ban quản lý và khai thác yến sào Bình Định cho biết, đảo yến có khoảng 30 hang lớn nhỏ, tập trung chủ yếu ở xã Nhơn Hải và hang Nhơn Lý. Ở những hang nhỏ như Rừng Cao, Dơi, Ba Nghé, Cạn và Hầm xe, hàng năm có thể thu được từ 100-300 tổ yến. Còn những hang lớn như hang Cả, Đôi Trong, Đôi Ngoài, Luông, Khô, có cửa quay ra hướng Đông hoặc Đông Nam, thoáng mát, trần hang có nguồn nước nước ngọt rịn nhỏ xuống qua khe đá, bên dưới là sóng biển dập dềnh là nơi ưa thích làm tổ của chim yến, có thể thu hoạch được từ 14.000-15.000 tổ yến/năm.
Đến đảo yến vào mùa Xuân sẽ được tận mắt chứng kiến từng đàn chim yến bay rợp trời và gọi nhau ríu rít. Loài chim này có đặc điểm sống thành bầy đàn nhưng cũng thường sống từng đôi với nhau.
Để lấy được tổ yến trên vách và trần hang đá cheo leo, người ta phải bắc dàn giáo bằng tre liên kết với nhau. Những cột dọc được nối từ 4-5 cây tre mới lên đến đỉnh, có những hang cao phải dùng đến 300 cây tre mới đủ.
Mùa thu hoạch tổ yến bắt đầu từ tháng Tư âm lịch, bởi mùa làm tổ của chim yến bắt đầu vào tháng Giêng và tháng Hai. Và vụ thứ hai phải chờ đến khi chim yến con cứng cáp biết bay, đi kiếm mồi thì mới thu hoạch. Vụ thứ ba khai thác ít hơn, chủ yếu dưỡng cho đàn yến có điều kiện tăng bầy, đàn.
Hướng bảo tồn, phát triển đàn yến phục vụ du lịch
Trải qua nhiều năm khai thác, sản lượng yến sào thu hoạch hàng năm cũng giảm dần từ 600-700kg xuống còn 400-450kg, chất lượng yến sào cũng giảm hơn so với trước.
Giám đốc Nguyễn Hồng Vân cho biết những năm gần đây, ban quản lý đã lập kế hoạch và quy hoạch cụ thể lịch trình khai thác yến sào, chỉ khai thác ở những hang động yến lớn và lâu năm còn những hang nhỏ và số lượng làm tổ chưa nhiều thì bảo vệ, tránh va chạm để yến tiếp tục xây tổ, phát triển bầy đàn.
Ban quản lý yến sào Bình Định đang thực hiện thí điểm nuôi chim yến tại nhà ở một số hộ dân ở khu vực xung quanh đảo yến. Kết quả bước đầu cho thấy chim yến rất thân thiện với con người, đã vào ở và làm tổ. Công tác bảo vệ và tuyên truyền giáo dục ý thức cho người dân cũng được tăng cường.
Trong thời gian tới, để bảo tồn và phát triển đàn yến, tỉnh Bình Định đang xem xét giao cho doanh nghiệp quản lý, đầu tư khai thác chính. Nếu làm tốt, đây là nguồn lợi không nhỏ cho việc phát triển tham quan du lịch biển và đảo yến.
Đến với đảo yến, du khách không chỉ được khám phá về một loài chim đem lại nguồn lợi quý giá mà còn được chứng kiến nhiều di tích lịch sử văn hóa thời Chăm Pa, đến triều đại Tây Sơn và nhà Nguyễn sau này như di tích chùa Phật lồi, nơi có pho tượng Chàm huyền bí.
Núi Tam Tòa với những di tích lịch sử triều Lý và chiến binh Tây Sơn thế kỷ 18; pháo đài Hổ Ky với những lỗ đặt súng thần công là công trình phòng thủ bờ biển do các bậc tiền nhân để lại... như một bức tranh nghệ thuật hoàn mỹ với những dáng vẻ thiên nhiên vừa hư vừa thực. Vì vậy đảo yến là nơi du khách không thể bỏ qua khi đặt chân đến Quy Nhơn, Bình Định./.
Viết Ý (TTXVN/Vietnam+)