Bất ổn tại hơn 20 hầm mỏ ở Nam Phi đã bước sang tháng thứ ba và cuộc đình công liên tục từ ba tuần nay của 28.000 nhân viên ngành vận tải đường bộ có dấu hiệu lan sang lĩnh vực đường sắt và hải cảng.
Ông Vincent Masoga, người phát ngôn Liên đoàn công nhân vận tải thống nhất (SATAWU), ngày 10/10 cho biết tổ chức này đã đệ đơn xin đình công trong ngành đường sắt và hải cảng sau khi các cuộc thương lượng về yêu sách tăng lương 12% trong ngành vận tải đường bộ bị đổ vỡ ngày 9/10.
Mặc dù đại diện của công nhân chấp nhập mức tăng 10%, nhưng Hiệp hội các chủ hãng vận tải đường bộ (RFEA) chỉ chấp nhận mức tối đa 9%.
Công nhân hải cảng dự định đình công ba ngày, trong khi công nhân đường sắt có kế hoạch đình công một ngày vào đầu tuần tới để ủng hộ các đồng nghiệp của họ.
Cuộc đình công kéo dài ba tuần nay của 28.000 công nhân vận tải đường bộ đã làm cho hoạt động cung ứng ở Nam Phi bị đình trệ, khiến ngành kho vận và các công ty xuất nhập khẩu bị thiệt hại nặng nề, các cơ sở sản xuất bị ứ đọng hàng hóa và thiếu nguyên liệu trong khi nhiều siêu thị cạn kiệt nguồn hàng hoá trong bối cảnh mùa Giáng sinh sắp đến.
Trong một diễn biến khác, cảnh sát Nam Phi cũng đang sử dụng các trang mạng xã hội, trong đó có cả Facebook và BlackBerry Messenger, để kêu gọi 175.000 đồng nghiệp trên toàn quốc tổ chức một cuộc đình công kéo dài ba tiếng, bắt đầu từ 9 giờ sáng cho tới trưa ngày 15/10 tới, để phản đối sự đối xử bất công của cấp trên và để tưởng nhớ những đồng nghiệp đã ngã xuống trong khi làm nhiệm vụ.
Lời kêu gọi này diễn ra sau khi xảy ra vụ một toán cướp có vũ trang bắn chết một cảnh sát và làm một cảnh sát bị thương vào đêm 5/10, nhưng Ban điều tra độc lập về hoạt động của cảnh sát (IPID) lại mở cuộc điều tra về vụ một đại úy cảnh sát bắn chết nghi can trong một vụ cướp.
[Nam Phi: Đình công biến thành bạo lực, 1 người chết]
Ông Johan Burger, một chuyên gia hàng đầu tại Viện nghiên cứu an ninh Nam Phi, cho rằng pháp luật Nam Phi không cho phép cảnh sát đình công và nếu cuộc đình công này vẫn diễn ra thì đó sẽ là một sự chia rẽ lớn trong ngành an ninh và tạo cơ hội hoạt động cho các băng nhóm tội phạm.
Nam Phi là nước có tỷ lệ tội phạm cao bậc nhất thế giới, với mức trung bình 43 vụ giết người mỗi ngày và trung bình mỗi tháng có ba cảnh sát bị giết hại./.
Ông Vincent Masoga, người phát ngôn Liên đoàn công nhân vận tải thống nhất (SATAWU), ngày 10/10 cho biết tổ chức này đã đệ đơn xin đình công trong ngành đường sắt và hải cảng sau khi các cuộc thương lượng về yêu sách tăng lương 12% trong ngành vận tải đường bộ bị đổ vỡ ngày 9/10.
Mặc dù đại diện của công nhân chấp nhập mức tăng 10%, nhưng Hiệp hội các chủ hãng vận tải đường bộ (RFEA) chỉ chấp nhận mức tối đa 9%.
Công nhân hải cảng dự định đình công ba ngày, trong khi công nhân đường sắt có kế hoạch đình công một ngày vào đầu tuần tới để ủng hộ các đồng nghiệp của họ.
Cuộc đình công kéo dài ba tuần nay của 28.000 công nhân vận tải đường bộ đã làm cho hoạt động cung ứng ở Nam Phi bị đình trệ, khiến ngành kho vận và các công ty xuất nhập khẩu bị thiệt hại nặng nề, các cơ sở sản xuất bị ứ đọng hàng hóa và thiếu nguyên liệu trong khi nhiều siêu thị cạn kiệt nguồn hàng hoá trong bối cảnh mùa Giáng sinh sắp đến.
Trong một diễn biến khác, cảnh sát Nam Phi cũng đang sử dụng các trang mạng xã hội, trong đó có cả Facebook và BlackBerry Messenger, để kêu gọi 175.000 đồng nghiệp trên toàn quốc tổ chức một cuộc đình công kéo dài ba tiếng, bắt đầu từ 9 giờ sáng cho tới trưa ngày 15/10 tới, để phản đối sự đối xử bất công của cấp trên và để tưởng nhớ những đồng nghiệp đã ngã xuống trong khi làm nhiệm vụ.
Lời kêu gọi này diễn ra sau khi xảy ra vụ một toán cướp có vũ trang bắn chết một cảnh sát và làm một cảnh sát bị thương vào đêm 5/10, nhưng Ban điều tra độc lập về hoạt động của cảnh sát (IPID) lại mở cuộc điều tra về vụ một đại úy cảnh sát bắn chết nghi can trong một vụ cướp.
[Nam Phi: Đình công biến thành bạo lực, 1 người chết]
Ông Johan Burger, một chuyên gia hàng đầu tại Viện nghiên cứu an ninh Nam Phi, cho rằng pháp luật Nam Phi không cho phép cảnh sát đình công và nếu cuộc đình công này vẫn diễn ra thì đó sẽ là một sự chia rẽ lớn trong ngành an ninh và tạo cơ hội hoạt động cho các băng nhóm tội phạm.
Nam Phi là nước có tỷ lệ tội phạm cao bậc nhất thế giới, với mức trung bình 43 vụ giết người mỗi ngày và trung bình mỗi tháng có ba cảnh sát bị giết hại./.
(TTXVN)