Theo nhận định của Bộ Y tế, dịch bệnh tay chân miệng sẽ diễn biến phức tạp trên diện rộng trong năm 2012.
Đặc biệt từ tháng 9 đến tháng 11 là thời điểm đỉnh dịch bệnh tay chân miệng. Đây cũng là thời điểm khai giảng năm học mới 2012-2013 nên đối tượng nguy cơ mắc bệnh nhiều nhất là học sinh.
Để phòng bệnh, tránh dịch tay chân miệng lây lan trên diện rộng, tại các trường học cần tăng cường công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh.
Trong tháng Tám vừa qua, cả nước có 11.300 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong.
Tính chung tám tháng năm 2012, cả nước có gần 77.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 41 trường hợp đã tử vong.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, từ năm 2011 đến nay, dịch tay chân miệng diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân là do hiện nay có nhiều tuýp virus gây bệnh, một người có thể mắc nhiều tuýp virus khác nhau, đặc biệt sự lưu hành của tuýp virus EV 71 cao nên có nguy cơ diễn biến bệnh cảnh lâm sàng nặng, dễ gây tử vong.
Bên cạnh đó, tỷ lệ người lành mang trùng trong các ổ dịch cao tới 71%, thời gian thải trùng kéo dài tới 6 tuần, tỷ lệ người chăm sóc trẻ áp dụng biện pháp rửa tay phòng bệnh còn thấp; bệnh chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng chống dịch không đặc hiệu.
Chính vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của ngành y tế hiện nay là chú trọng công tác giảm tỷ lệ người mắc và tỷ lệ tử vong do bệnh tay chân miệng trong cộng đồng.
Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương đẩy mạnh chiến dịch phòng dịch trước mùa khai trường, cố gắng giữ số trường hợp mắc bệnh không tăng nhanh trong tháng Chín vì năm 2011 - năm có số ca mắc tay chân miệng cao nhất từ trước đến nay - thì đỉnh dịch rơi vào tháng Chín.
Để phòng bệnh tay chân miệng, nhà trường và gia đình, đặc biệt là những gia đình có trẻ em trong độ tuổi dễ mắc bệnh tay chân miệng cần phải đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp trong việc chăm sóc và vệ sinh cho trẻ.
Các gia đình có trẻ nhỏ thì phụ huynh nên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ; thực hiện “ăn chín, uống sôi”, giữ cho đồ chơi của trẻ sạch./.
Đặc biệt từ tháng 9 đến tháng 11 là thời điểm đỉnh dịch bệnh tay chân miệng. Đây cũng là thời điểm khai giảng năm học mới 2012-2013 nên đối tượng nguy cơ mắc bệnh nhiều nhất là học sinh.
Để phòng bệnh, tránh dịch tay chân miệng lây lan trên diện rộng, tại các trường học cần tăng cường công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh.
Trong tháng Tám vừa qua, cả nước có 11.300 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong.
Tính chung tám tháng năm 2012, cả nước có gần 77.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 41 trường hợp đã tử vong.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, từ năm 2011 đến nay, dịch tay chân miệng diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân là do hiện nay có nhiều tuýp virus gây bệnh, một người có thể mắc nhiều tuýp virus khác nhau, đặc biệt sự lưu hành của tuýp virus EV 71 cao nên có nguy cơ diễn biến bệnh cảnh lâm sàng nặng, dễ gây tử vong.
Bên cạnh đó, tỷ lệ người lành mang trùng trong các ổ dịch cao tới 71%, thời gian thải trùng kéo dài tới 6 tuần, tỷ lệ người chăm sóc trẻ áp dụng biện pháp rửa tay phòng bệnh còn thấp; bệnh chưa có vắc-xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng chống dịch không đặc hiệu.
Chính vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của ngành y tế hiện nay là chú trọng công tác giảm tỷ lệ người mắc và tỷ lệ tử vong do bệnh tay chân miệng trong cộng đồng.
Do đó, Bộ Y tế khuyến cáo các địa phương đẩy mạnh chiến dịch phòng dịch trước mùa khai trường, cố gắng giữ số trường hợp mắc bệnh không tăng nhanh trong tháng Chín vì năm 2011 - năm có số ca mắc tay chân miệng cao nhất từ trước đến nay - thì đỉnh dịch rơi vào tháng Chín.
Để phòng bệnh tay chân miệng, nhà trường và gia đình, đặc biệt là những gia đình có trẻ em trong độ tuổi dễ mắc bệnh tay chân miệng cần phải đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp trong việc chăm sóc và vệ sinh cho trẻ.
Các gia đình có trẻ nhỏ thì phụ huynh nên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc trẻ; thực hiện “ăn chín, uống sôi”, giữ cho đồ chơi của trẻ sạch./.
Thùy Giang (Vietnam+)