Ngày 9/12, thông tin từ Khoa Hồi sức bỏng, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, các bác sĩ vừa tiếp nhận cấp cứu một bệnh nhi bị bỏng nặng toàn thân do ngã vào nồi cám lợn.
Đó là bệnh nhi H An Niê, một tuổi, dân tộc Êđê, nữ, ngụ ở tỉnh Đăk Lăk. Bệnh nhi được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk lăk đến bệnh viện Nhi Đồng 1 vào tối ngày 7/12 trong tình trạng sốc bỏng nặng, mặt phù, mạch yếu, toàn bộ phần da bên ngoài bị thâm tím.
Các bác sĩ xác định bệnh nhi bị bỏng nặng, độ 2 và độ 3 toàn thân với diện tích bỏng 43 %, chủ yếu ở phần lưng, mông, tay trái, chân, cổ, bụng.
Hiện các bác sĩ đang tiến hành hồi sức, truyền dịch, truyền điện giải và điều trị sốc bỏng cho bệnh nhi. Đồng thời, cho bệnh nhi uống kháng sinh và dùng thuốc giảm đau.
Do những phần da của bệnh nhi bị bỏng sâu nên đã chết hoàn toàn, vì vậy chờ bệnh nhi thoát khỏi sốc bỏng các bác sĩ sẽ sẽ tiến hành điều trị cắt lọc phần da chết và ghép da từng phần cho bệnh nhi.
Ngoài ra, bệnh nhi bị bỏng ở diện tích rộng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể nên các bác sĩ phải theo dõi các ảnh hưởng có thể xảy ra như viêm phổi, suy thận, xuất huyết tiêu hóa và nhiễm trùng huyết cho bệnh nhi.
Người nhà bệnh nhi cho hay, do không có người trông coi, bệnh nhi đi và sơ ý ngã vào nồi cám lợn mới nấu, được phát hiện và đưa đi cấp cứu.
Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo các gia đình có trẻ nhỏ nên chú ý trông trẻ, tránh để xảy ra các tai nạn đáng tiếc vì phần lớn các trường hợp bỏng ở trẻ đều do sơ ý của người lớn dẫn đến./.
Đó là bệnh nhi H An Niê, một tuổi, dân tộc Êđê, nữ, ngụ ở tỉnh Đăk Lăk. Bệnh nhi được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk lăk đến bệnh viện Nhi Đồng 1 vào tối ngày 7/12 trong tình trạng sốc bỏng nặng, mặt phù, mạch yếu, toàn bộ phần da bên ngoài bị thâm tím.
Các bác sĩ xác định bệnh nhi bị bỏng nặng, độ 2 và độ 3 toàn thân với diện tích bỏng 43 %, chủ yếu ở phần lưng, mông, tay trái, chân, cổ, bụng.
Hiện các bác sĩ đang tiến hành hồi sức, truyền dịch, truyền điện giải và điều trị sốc bỏng cho bệnh nhi. Đồng thời, cho bệnh nhi uống kháng sinh và dùng thuốc giảm đau.
Do những phần da của bệnh nhi bị bỏng sâu nên đã chết hoàn toàn, vì vậy chờ bệnh nhi thoát khỏi sốc bỏng các bác sĩ sẽ sẽ tiến hành điều trị cắt lọc phần da chết và ghép da từng phần cho bệnh nhi.
Ngoài ra, bệnh nhi bị bỏng ở diện tích rộng sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể nên các bác sĩ phải theo dõi các ảnh hưởng có thể xảy ra như viêm phổi, suy thận, xuất huyết tiêu hóa và nhiễm trùng huyết cho bệnh nhi.
Người nhà bệnh nhi cho hay, do không có người trông coi, bệnh nhi đi và sơ ý ngã vào nồi cám lợn mới nấu, được phát hiện và đưa đi cấp cứu.
Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo các gia đình có trẻ nhỏ nên chú ý trông trẻ, tránh để xảy ra các tai nạn đáng tiếc vì phần lớn các trường hợp bỏng ở trẻ đều do sơ ý của người lớn dẫn đến./.
Mai Phương (TTXVN/Vietnam+)