Ngày 31/3, Đại sứ quán Việt Nam và Hội người Việt Nam tại Mông Cổ đã tổ chức tiếp nhận Giấy phép hoạt động và con dấu của Hội người Việt Nam tại Mông Cổ được Nhà nước Mông Cổ cấp cũng như được phía Mông Cổ chính thức công nhận là một tổ chức phi chính phủ.
Hội người Việt Nam tại Mông Cổ được thành lập ngày 28/8/2010.
Số lượng người Việt Nam tại Mông Cổ có khoảng 450 người, sang Mông Cổ bằng nhiều hình thức: Sinh viên Việt Nam được Nhà nước cử sang học tập tại Mông Cổ, lấy vợ Mông Cổ và ở lại làm ăn tại đây; công nhân Việt Nam lao động ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, lấy vợ người Mông Cổ và đưa nhau về sinh sống tại Mông Cổ; sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp về nước, trở lại Mông Cổ làm ăn; đông đảo nam thanh niên có tay nghề sửa chữa ôtô đi theo con đường cá nhân (lực lượng này chiếm trên 99% cộng đồng).
Người Việt tại Mông Cổ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tân trang, gò hàn và sơn ôtô; kinh doanh một số dịch vụ khác, như cung cấp các loại hàng hóa tiêu dùng (mang từ Việt Nam sang), hay dịch vụ ăn uống, chụp ảnh, cho thuê áo cưới; thu nhập bình quân từ 1.000 đến 1.500 USD/tháng.
Hàng năm lượng kiều hối gửi về Việt Nam vào khoảng từ 2 triệu đến 3 triệu USD.
Tại buổi lễ tiếp nhận, Đại sứ Hoàng Tuấn Thịnh đánh giá cao hoạt động tích cực của Ban Chấp hành Hội trong thời gian qua, nhất là việc vận động để các cơ quan chức năng Mông Cổ cấp Giấy phép hoạt động và con dấu riêng cho Hội cũng như việc công nhận Hội là một tổ chức phi chính phủ.
Đại sứ nêu rõ, trong thời gian qua, lãnh đạo Hội đã khắc phục được tình trạng mạnh ai nấy làm, làm ăn theo kiểu tạm bợ, chụp giật, không có sự giúp đỡ nhau; thậm chí còn mất đoàn kết giữa các xưởng trong cộng đồng.
Sau khi Hội được thành lập, việc chấp hành của bà con đối với các chính sách của nước sở tại cũng có ý thức hơn; cộng đồng đã có tiếng nói chung trong làm ăn nhằm phát huy khả năng, hiểu biết, đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau làm ăn có lợi và hướng về Tổ quốc.
Đại sứ bày tỏ vui mừng và cho rằng đây là điều kiện pháp nhân thuận lợi đối với bà con trong làm ăn; đồng thời mong Lãnh đạo Hội tiếp tục quan tâm hơn nữa trong việc nhắc nhở bà con cần có ý thức hơn trong việc chấp hành luật pháp sở tại, cần có trách nhiệm với nhau hơn trong cuộc sống cũng như trong làm ăn.
Thay mặt Ban chấp hành Hội, Chủ tịch Hội Nguyễn Huy Tuấn đã cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và giúp đỡ tận tình của Đại sứ quán đối với Hội trong thời gian qua. Ban Chấp hành Hội hứa sẽ nỗ lực, phấn đấu để xây dựng Hội ngày càng vững mạnh, cùng nhau đoàn kết, tương thân tương ái trong cuộc sống và trong làm ăn./.
Hội người Việt Nam tại Mông Cổ được thành lập ngày 28/8/2010.
Số lượng người Việt Nam tại Mông Cổ có khoảng 450 người, sang Mông Cổ bằng nhiều hình thức: Sinh viên Việt Nam được Nhà nước cử sang học tập tại Mông Cổ, lấy vợ Mông Cổ và ở lại làm ăn tại đây; công nhân Việt Nam lao động ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, lấy vợ người Mông Cổ và đưa nhau về sinh sống tại Mông Cổ; sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp về nước, trở lại Mông Cổ làm ăn; đông đảo nam thanh niên có tay nghề sửa chữa ôtô đi theo con đường cá nhân (lực lượng này chiếm trên 99% cộng đồng).
Người Việt tại Mông Cổ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tân trang, gò hàn và sơn ôtô; kinh doanh một số dịch vụ khác, như cung cấp các loại hàng hóa tiêu dùng (mang từ Việt Nam sang), hay dịch vụ ăn uống, chụp ảnh, cho thuê áo cưới; thu nhập bình quân từ 1.000 đến 1.500 USD/tháng.
Hàng năm lượng kiều hối gửi về Việt Nam vào khoảng từ 2 triệu đến 3 triệu USD.
Tại buổi lễ tiếp nhận, Đại sứ Hoàng Tuấn Thịnh đánh giá cao hoạt động tích cực của Ban Chấp hành Hội trong thời gian qua, nhất là việc vận động để các cơ quan chức năng Mông Cổ cấp Giấy phép hoạt động và con dấu riêng cho Hội cũng như việc công nhận Hội là một tổ chức phi chính phủ.
Đại sứ nêu rõ, trong thời gian qua, lãnh đạo Hội đã khắc phục được tình trạng mạnh ai nấy làm, làm ăn theo kiểu tạm bợ, chụp giật, không có sự giúp đỡ nhau; thậm chí còn mất đoàn kết giữa các xưởng trong cộng đồng.
Sau khi Hội được thành lập, việc chấp hành của bà con đối với các chính sách của nước sở tại cũng có ý thức hơn; cộng đồng đã có tiếng nói chung trong làm ăn nhằm phát huy khả năng, hiểu biết, đoàn kết và đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau làm ăn có lợi và hướng về Tổ quốc.
Đại sứ bày tỏ vui mừng và cho rằng đây là điều kiện pháp nhân thuận lợi đối với bà con trong làm ăn; đồng thời mong Lãnh đạo Hội tiếp tục quan tâm hơn nữa trong việc nhắc nhở bà con cần có ý thức hơn trong việc chấp hành luật pháp sở tại, cần có trách nhiệm với nhau hơn trong cuộc sống cũng như trong làm ăn.
Thay mặt Ban chấp hành Hội, Chủ tịch Hội Nguyễn Huy Tuấn đã cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và giúp đỡ tận tình của Đại sứ quán đối với Hội trong thời gian qua. Ban Chấp hành Hội hứa sẽ nỗ lực, phấn đấu để xây dựng Hội ngày càng vững mạnh, cùng nhau đoàn kết, tương thân tương ái trong cuộc sống và trong làm ăn./.
PV (Vietnam+)