Mặc dù ngày 30/9 là hạn cuối cùng phải tiêu hủy lô rùa tai đỏ, nhưng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex) vẫn chưa thực hiện việc tiêu hủy.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã có các Quyết định 2110 và Công văn 2949 yêu cầu Caseamex phải tiêu hủy lô rùa tai đỏ.
Ông Liêu Cẩm Hiền, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long cho phóng viên biết, Caseamex không tiêu hủy lô rùa tai đỏ đúng thời gian quy định và Đoàn cán bộ giám sát của Vĩnh Long, đại diện Tổng cục Thủy sản, đại diện của thành phố Cần Thơ vừa lập biên bản vi phạm đối với Caseamex Cần Thơ về hành vi không tuân thủ các quy định của pháp luật này đồng thời báo cáo với Ủy ban Nhân dân tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện.
Theo ông Vương Quang Khanh, Trưởng phòng Thị trường công ty Caseamex, chiều 30/9, công ty này đã gửi công văn kiến nghị đến Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long xin thay đổi phương án tiêu hủy đàn rùa bằng phương án giết thịt và cáp đông (đông lạnh) để tìm nơi tiêu thụ số thực phẩm này.
Lãnh đạo Caseamex cho rằng việc tiêu hủy bằng cách chôn lấp sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như thiệt hại lớn về kinh tế cho công ty. Nếu kiến nghị này được Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long chấp thuận, trong thời gian 3 ngày công ty sẽ hoàn thành việc giết thịt và đông lạnh số rùa này.
Điều đáng nói là Công ty Caseamex đã có những hành vi cố ý dây dưa, kéo dài thời gian không thực hiện tiêu hủy. Ngay trong ngày 30/9, mãi đến 15 giờ chiều, Caseamex mới có công văn kiến nghị với tỉnh Vĩnh Long. Với thiện chí cao, các cơ quan chức năng của Vĩnh Long, Cần Thơ, Tổng cục Thủy sản vẫn kiên nhẫn chờ.
Dù lô rùa tai đỏ do Công ty Caseamex Cần Thơ nhập về sử dụng sai mục đích của Giấy phép nhập khẩu được tiêu hủy theo đúng quy định của Pháp luật hay chưa thì hành vi nhiều lần cố tình dây dưa không tuân thủ các quy định của pháp luật của doanh nghiệp cần phải được xử lý nghiêm minh đồng thời các cơ quan chức năng cũng cần rút kinh nghiệm trong việc cấp phép, quản lý, xử lý loài sinh vật ngoại lai này.
Ðược Cục Nuôi trồng thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp phép, từ đầu tháng 4 năm 2010, Công ty Caseamex đã nhập về Việt Nam 40 tấn rùa tai đỏ để làm thực phẩm. Tuy nhiên, qua thời gian dài không tiêu thụ được, người dân địa phương cho biết đàn rùa này đã sinh sôi, nảy nở và có một số con đã thoát ra môi trường tự nhiên, gây bức xúc trong dư luận và gây khó khăn cho chính quyền trong việc giải quyết hậu quả.
Theo các nhà khoa học, rùa tai đỏ là loài động vật ăn tạp hung dữ, xâm hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái và các loài thủy sinh vật bản địa. Chính vì vậy, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế đã xếp rùa tai đỏ vào danh sách 100 sinh vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. Ngoài ra, loài rùa này còn mang vi khuẩn Salmonella - loại vi khuẩn gây bệnh thương hàn cho người.
Hiện trên thế giới, một số nước đã cấm nhập khẩu loại rùa tai đỏ. Riêng ở Việt Nam, loại rùa này không nằm trong danh mục những loài được nhập khẩu thông thường. Ðặc biệt từ năm 1997, các chuyên gia nghiên cứu về rùa Hồ Gươm cũng cũng đã cảnh báo về tính xâm hại nguy hiểm của loài rùa này. Vậy mà, đến đầu năm 2010, rùa tai đỏ vẫn không có tên trong danh mục cấm mua bán củaViệt Nam.
Ðây là một thiếu sót mà ông Chu Tiến Vĩnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng thừa nhận: “Ở đây tôi cũng muốn nói, những sinh vật nhập ngoại cần phải có sự đánh giá thường xuyên. Phải nói rằng, thời gian qua, chỗ ngành thủy sản việc ấy chưa được làm thường xuyên mấy, còn chậm trễ với nhiều lý do. Ðể công nhận loài này đưa vào thông tư thực hiện theo luật qui định thì phải có nghiên cứu, sau đó có hội đồng thẩm định. Rùa tai đỏ đã được tiến hành nghiên cứu nhưng kết luận chưa được hội đồng khoa học thẩm định nên chưa đưa vào thông tư."
Chính việc thiếu thường xuyên cập nhật, bổ sung của ngành chuyên môn đã dẫn đến việc cấp giấy phép nhập 40 tấn rùa tai đỏ nguy hại vào Việt Nam để làm thực phẩm./.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã có các Quyết định 2110 và Công văn 2949 yêu cầu Caseamex phải tiêu hủy lô rùa tai đỏ.
Ông Liêu Cẩm Hiền, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long cho phóng viên biết, Caseamex không tiêu hủy lô rùa tai đỏ đúng thời gian quy định và Đoàn cán bộ giám sát của Vĩnh Long, đại diện Tổng cục Thủy sản, đại diện của thành phố Cần Thơ vừa lập biên bản vi phạm đối với Caseamex Cần Thơ về hành vi không tuân thủ các quy định của pháp luật này đồng thời báo cáo với Ủy ban Nhân dân tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện.
Theo ông Vương Quang Khanh, Trưởng phòng Thị trường công ty Caseamex, chiều 30/9, công ty này đã gửi công văn kiến nghị đến Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long xin thay đổi phương án tiêu hủy đàn rùa bằng phương án giết thịt và cáp đông (đông lạnh) để tìm nơi tiêu thụ số thực phẩm này.
Lãnh đạo Caseamex cho rằng việc tiêu hủy bằng cách chôn lấp sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như thiệt hại lớn về kinh tế cho công ty. Nếu kiến nghị này được Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long chấp thuận, trong thời gian 3 ngày công ty sẽ hoàn thành việc giết thịt và đông lạnh số rùa này.
Điều đáng nói là Công ty Caseamex đã có những hành vi cố ý dây dưa, kéo dài thời gian không thực hiện tiêu hủy. Ngay trong ngày 30/9, mãi đến 15 giờ chiều, Caseamex mới có công văn kiến nghị với tỉnh Vĩnh Long. Với thiện chí cao, các cơ quan chức năng của Vĩnh Long, Cần Thơ, Tổng cục Thủy sản vẫn kiên nhẫn chờ.
Dù lô rùa tai đỏ do Công ty Caseamex Cần Thơ nhập về sử dụng sai mục đích của Giấy phép nhập khẩu được tiêu hủy theo đúng quy định của Pháp luật hay chưa thì hành vi nhiều lần cố tình dây dưa không tuân thủ các quy định của pháp luật của doanh nghiệp cần phải được xử lý nghiêm minh đồng thời các cơ quan chức năng cũng cần rút kinh nghiệm trong việc cấp phép, quản lý, xử lý loài sinh vật ngoại lai này.
Ðược Cục Nuôi trồng thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp phép, từ đầu tháng 4 năm 2010, Công ty Caseamex đã nhập về Việt Nam 40 tấn rùa tai đỏ để làm thực phẩm. Tuy nhiên, qua thời gian dài không tiêu thụ được, người dân địa phương cho biết đàn rùa này đã sinh sôi, nảy nở và có một số con đã thoát ra môi trường tự nhiên, gây bức xúc trong dư luận và gây khó khăn cho chính quyền trong việc giải quyết hậu quả.
Theo các nhà khoa học, rùa tai đỏ là loài động vật ăn tạp hung dữ, xâm hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái và các loài thủy sinh vật bản địa. Chính vì vậy, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế đã xếp rùa tai đỏ vào danh sách 100 sinh vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm nhất thế giới. Ngoài ra, loài rùa này còn mang vi khuẩn Salmonella - loại vi khuẩn gây bệnh thương hàn cho người.
Hiện trên thế giới, một số nước đã cấm nhập khẩu loại rùa tai đỏ. Riêng ở Việt Nam, loại rùa này không nằm trong danh mục những loài được nhập khẩu thông thường. Ðặc biệt từ năm 1997, các chuyên gia nghiên cứu về rùa Hồ Gươm cũng cũng đã cảnh báo về tính xâm hại nguy hiểm của loài rùa này. Vậy mà, đến đầu năm 2010, rùa tai đỏ vẫn không có tên trong danh mục cấm mua bán củaViệt Nam.
Ðây là một thiếu sót mà ông Chu Tiến Vĩnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng thừa nhận: “Ở đây tôi cũng muốn nói, những sinh vật nhập ngoại cần phải có sự đánh giá thường xuyên. Phải nói rằng, thời gian qua, chỗ ngành thủy sản việc ấy chưa được làm thường xuyên mấy, còn chậm trễ với nhiều lý do. Ðể công nhận loài này đưa vào thông tư thực hiện theo luật qui định thì phải có nghiên cứu, sau đó có hội đồng thẩm định. Rùa tai đỏ đã được tiến hành nghiên cứu nhưng kết luận chưa được hội đồng khoa học thẩm định nên chưa đưa vào thông tư."
Chính việc thiếu thường xuyên cập nhật, bổ sung của ngành chuyên môn đã dẫn đến việc cấp giấy phép nhập 40 tấn rùa tai đỏ nguy hại vào Việt Nam để làm thực phẩm./.
Phạm Thị Bình (TTXVN/Vietnam+)