Ngày 17/8, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tập đoàn Nissho Electronics (Nhật Bản) tổ chức hội thảo với chủ đề “Cắt giảm chi phí đầu tư bằng công nghệ điện toán đám mây” nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng nhấn mạnh các dịch vụ trực tuyến thông qua công nghệ điện toán đám mây ngày càng trở thành xu hướng phổ biến tại Việt Nam, kể cả trong khối cơ quan nhà nước và khối doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đã bắt đầu chú ý đến việc phát triển công nghệ điện toán đám mây nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu cũng như chi phí bảo trì, bảo dưỡng phần cứng, giảm thiểu nguy cơ mất an toàn thông tin.
Vì vậy, Thứ trưởng mong muốn thông qua hội thảo lần này, Nhật Bản chia sẻ những bài học kinh nghiệm đi trước trong việc triển khai công nghệ điện toán đám mây, giúp Việt Nam tăng cường đổi mới công nghệ, phát triển các loại hình dịch vụ mới.
Về mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin giữa Việt Nam-Nhật Bản, Thứ trưởng cho rằng thời gian qua, hai nước đã xúc tiến nhiều chương trình hợp tác hiệu quả; một số tập đoàn Nhật Bản đã coi Việt Nam là đối tác chiến lược.
Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông hy vọng các tập đoàn, doanh nghiệp của Việt Nam-Nhật Bản sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tư tại thị trường hai nước để cộng đồng công nghệ thông tin-truyền thông hai nước có mối quan hệ chặt chẽ hơn trong thời gian tới.
Tại hội thảo, đại diện Cục Ứng dụng công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã giới thiệu với các doanh nghiệp Nhật Bản về định hướng công nghệ thông tin Việt Nam cũng như một số chủ trương phát triển hạ tầng thông tin trong giai đoạn mới.
Theo đó, để đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Việt Nam đang hướng tới hình thành siêu xa lộ thông tin trong nước và liên kết quốc tế, tăng cường quản lý thông tin trên mạng Internet, mạng xã hội, blog; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân, đất đai, nhà ở, doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến trình thực hiện thẻ công dân điện tử, chính phủ điện tử và cam kết ASEAN.
Việt Nam cũng chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và toàn bộ nền kinh tế; nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Đảng, Nhà nước, bảo vệ quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia về không gian mạng.
Để triển khai hiệu quả những định hướng này, Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đặc biệt chú trọng phát triển và ứng dụng các công nghệ mới, trong đó, nền tảng điện toán đám mây là một trong những công cụ được lựa chọn hàng đầu để hiện thực hóa các mục tiêu trên.
Nhiều giải pháp công nghệ mới đã được Tập đoàn Nissho Electronics chia sẻ với các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam như giải pháp đồng bộ cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin phù hợp nhất với công việc; giải pháp phát triển nghiệp vụ quản lý công nợ bằng phương pháp tiên tiến; giải pháp xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin ảo hóa; giải pháp khôi phục sau thảm họa; giải pháp điện toán đám mây tích hợp giúp giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp hướng đến sử dụng điện toán đám mây trong kinh doanh…/.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Hồng nhấn mạnh các dịch vụ trực tuyến thông qua công nghệ điện toán đám mây ngày càng trở thành xu hướng phổ biến tại Việt Nam, kể cả trong khối cơ quan nhà nước và khối doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp đã bắt đầu chú ý đến việc phát triển công nghệ điện toán đám mây nhằm giảm thiểu chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu cũng như chi phí bảo trì, bảo dưỡng phần cứng, giảm thiểu nguy cơ mất an toàn thông tin.
Vì vậy, Thứ trưởng mong muốn thông qua hội thảo lần này, Nhật Bản chia sẻ những bài học kinh nghiệm đi trước trong việc triển khai công nghệ điện toán đám mây, giúp Việt Nam tăng cường đổi mới công nghệ, phát triển các loại hình dịch vụ mới.
Về mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin giữa Việt Nam-Nhật Bản, Thứ trưởng cho rằng thời gian qua, hai nước đã xúc tiến nhiều chương trình hợp tác hiệu quả; một số tập đoàn Nhật Bản đã coi Việt Nam là đối tác chiến lược.
Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông hy vọng các tập đoàn, doanh nghiệp của Việt Nam-Nhật Bản sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về tiềm năng và cơ hội hợp tác đầu tư tại thị trường hai nước để cộng đồng công nghệ thông tin-truyền thông hai nước có mối quan hệ chặt chẽ hơn trong thời gian tới.
Tại hội thảo, đại diện Cục Ứng dụng công nghệ thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã giới thiệu với các doanh nghiệp Nhật Bản về định hướng công nghệ thông tin Việt Nam cũng như một số chủ trương phát triển hạ tầng thông tin trong giai đoạn mới.
Theo đó, để đưa đất nước trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Việt Nam đang hướng tới hình thành siêu xa lộ thông tin trong nước và liên kết quốc tế, tăng cường quản lý thông tin trên mạng Internet, mạng xã hội, blog; xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân, đất đai, nhà ở, doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến trình thực hiện thẻ công dân điện tử, chính phủ điện tử và cam kết ASEAN.
Việt Nam cũng chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và toàn bộ nền kinh tế; nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin, nội dung phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Đảng, Nhà nước, bảo vệ quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia về không gian mạng.
Để triển khai hiệu quả những định hướng này, Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đặc biệt chú trọng phát triển và ứng dụng các công nghệ mới, trong đó, nền tảng điện toán đám mây là một trong những công cụ được lựa chọn hàng đầu để hiện thực hóa các mục tiêu trên.
Nhiều giải pháp công nghệ mới đã được Tập đoàn Nissho Electronics chia sẻ với các cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam như giải pháp đồng bộ cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin phù hợp nhất với công việc; giải pháp phát triển nghiệp vụ quản lý công nợ bằng phương pháp tiên tiến; giải pháp xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin ảo hóa; giải pháp khôi phục sau thảm họa; giải pháp điện toán đám mây tích hợp giúp giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp hướng đến sử dụng điện toán đám mây trong kinh doanh…/.
Việt Hà (TTXVN)