Câu chuyện về người mang ‘‘Ông Gà Rán’’ đến VN

Ông Tony Chew đã dành trọn 20 năm, bằng hơn nửa sự nghiệp của một doanh nhân, để mang tới Việt Nam hai thương hiệu KFC và Pepsi.
20 năm làmột thời gian dài, bằng hơn nửa sự nghiệp của một doanh nhân. Và ông Tony Chew,một người nước ngoài, đã dành trọn khoảng thời gian này cho Việt Nam.

Không chỉmang thương hiệu khổng lồ về Việt Nam, KFC, ông Tony Chew còn có nhiều đóng góp trongviệc đào tạo đội ngũ quản lý người Việt cũng như làm thay đổi phần nào thóiquen ẩm thực tại nhiều thành phố lớn.

Doanh nhân tiên phong

Năm 1991, thờiđiểm Việt Nam mới ở giai đoạn đầu mở cửa, khi quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳcòn chưa được bình thường hóa hoàn toàn, một trong những thương hiệu quốc tếđến Việt Nam đầu tiên là sản phẩm nước giải khát của thương hiệu hàng đầu thếgiới - Pepsi. Lúc đó, ông Tony Chew là chủ tịch Công ty liên doanh Nước giảikhát quốc tế IBC, một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy môlớn đầu tiên của Việt Nam.

Nối tiếpthành công với Pepsi, năm 1997, ông Tony Chew vàcác cộng sự đã mang thương hiệu Gà Rán Kentucky(KFC) - thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu thế giới - đến với người tiêu dùngViệt Nam.

Nhà hàng KFC đầu tiên đã xuất hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chuỗi nhà hàng đã tạo nên nếp ẩmthực mới văn minh và hiện đại với phong cách tự phục vụ, thiết kế cửa hàng hiệnđại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đến nay KFC Việt Nam đã mở rộng và pháttriển trên cả nước với hơn 100 cửa hàng tại 19 tỉnh, thành phố; đào tạo và sử dụng3.000 lao động trực tiếp và hơn 10.000 lao động gián tiếp.

Không chỉ là một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, KFCViệt Namcòn đang từng bước thể hiện vai trò của một công dân doanh nghiệp tích cực.Ngoài những đóng góp mang giá trị nhân văn và nỗ lực xây dựng đội ngũ nhân sựđịa phương theo chuẩn mực toàn cầu, KFC Việt Nam ngày càng quan tâm nhiều hơnđối với xã hội và cộng đồng, gần nhất là việc cam kết đóng góp hơn hai tỷ đồngcho Quỹ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn trong dịp kỷ niệm khai trương nhà hàng thứ 100tại Việt Nam.

Người bạn của Việt Nam

Ông Tony Chew tâm sự: “Tôi mở rộng kinh doanh rangoài Singaporevào thời điểm bất ổn về chính trị và khủng hoảng về kinh tế. Nhờ may mắn, tôiđã đứng vững sau những biến cố khó khăn đó và đạt được những thành công nhấtđịnh. Nếu bất cứ điều gì ích lợi cho cộng đồng và xã hội, tôi xin sẵn lòng đónggóp.”

Ông Tony Chew đã mang theo các chương trình đào tạo,huấn luyện, các mô hình quản trị để góp phần xây dựng một thế hệ các nhà quảntrị cấp cao người Việt đang công tác ở những vị trí quan trọng của các công tydẫn đầu thị trường.

Ông cũng là người ủng hộ việc đào tạo và sử dụng người laođộng Việt Namtheo những tiêu chuẩn cao nhất của nhân lực thế giới.

Ít người biết rằng ôngcòn là Chủ tịch của Trường đào tạo sau đại học về Y khoa trực thuộc Đại họcQuốc Gia Singapore (Duke-NUS Graduate Medical School) từ năm 2005 đến nay.

Trong thời gian ông làm Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nghiệpViệt Nam-Singapore, Singapore đã trở thành quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp vàoViệt Nam lớn nhất, từ vị trí thứ 10 trước đó.. Đối với ông Tony Chew, đó là niềmtự hào của một doanh nhân gắn bó với 2 nền kinh tế Singapore-Việt Nam./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Gian hàng món ngon Sài Thành giới thiệu phong phú món ăn. (Ảnh: Mỹ Phương/TTXVN)

Khai mạc Lễ hội ẩm thực đường phố Sài Gòn 2024

Lễ hội lấy cảm hứng từ tinh hoa ẩm thực Việt với 5 hương vị nguyên bản, gồm vị của “tuổi thơ” hồn nhiên, “thanh xuân” tươi mới, “vấp ngã” đầy thử thách, “trưởng thành” chín chắn và “đời” sâu lắng.