Ngày 16/6, cầu hàng không đầu tiên mang theo hàng cứu trợ đã có mặt tại thành phố Andijan, phía Đông Uzbekistan, để kịp thời trợ giúp hàng chục nghìn người chạy nạn, sau bốn ngày diễn ra những vụ xung đột sắc tộc tại miền Nam.
Theo một quan chức của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), ông Antonio Guterres, một trong tổng số 6 máy bay chở hàng viện trợ của các nước đã tới Uzbekistan, mang theo 800 chiếc lều bạt đầu tiên và nhiều vật dụng theo đề nghị của Chính phủ Uzbekistan nhằm giúp đỡ những người đi lánh nạn, tránh xảy ra một thảm họa nhân đạo tại khu vực này.
Cho đến nay, Chính phủ Uzbekistan đã tiếp nhận hơn 75.000 người tị nạn chạy từ Kyrgyzstan sang và hiện nước này không thể tiếp tục đón những người gặp nạn láng giềng do không có đủ nơi ăn chốn ở cho họ, chỉ trừ một số trường hợp bị ốm hoặc bị thương.
Hàng nghìn người tuyệt vọng vẫn đang ùn lại biên giới giữa hai nước. Một phụ nữ chạy nạn đã phải thốt lên rằng: "Chúng tôi không nhận được viện trợ. Chúng tôi sẽ phải ngủ ngoài đường với những đứa con, thậm chí ngoài mưa."
Một phụ nữ khác nói trong lo sợ: "Chúng tôi không thể trở về nhà vì quá nguy hiểm. Nhà của chúng tôi đã bị đốt cháy hết. Còn thành phố Osh hiện đã trở thành nghĩa địa."
Phát biểu trước báo giới, ông Guterres cho biết những gì đang xảy ra tại biên giới giữa hai nước này hiện đã là bi kịch và rất có thể sẽ trở thành thảm họa nếu không có sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế.
Cùng ngày, một máy bay vận tải của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga mang theo nhiều lều bạt và chăn màn cũng đã tới Bishkek, thủ đô Kyrgyzstan. Theo kế hoạch, hai chiếc máy bay khác chở hàng viện trợ cũng sẽ có mặt tại thành phố này trong ngày 16/6.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cũng đã gửi chăn màn và thuốc men từ Tashken, thủ đô Uzbekistan tới Kyrgyzstan.
Trong khi đó, tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi tất cả các nước láng giềng của Kyrgyzstan mở cửa biên giới đón những người dân vô tội đi lánh nạn.
Theo thống kê của UNHCR, ngoài 75.000 người đã chạy sang Uzbekistan, vẫn còn khoảng 200.000 người bị mất nhà cửa đang lang thang tại đất nước nhiều bất ổn Kyrgyzstan.
Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy đã có ít nhất 187 người thiệt mạng và hơn 2.000 người bị thương trong các vụ xung đột sắc tộc.
Chính phủ Kyrgyzstan đã ra lệnh treo cờ rủ 3 ngày (từ 16/6) để tang gần 190 người xấu số thiệt mạng ở các tỉnh miền Nam.
Trước nguy cơ xung đột leo thang đang đẩy Kyrgyzstan đến bờ vực khủng hoảng nhân đạo, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã cử ông Robert Blake, phái viên phụ trách khu vực Trung Á tới Tasken và sau đó tới Thung lũng Ferghana nằm ở biên giới giữa hai nước để xem xét tình hình và tham vấn với Chính phủ Kyrgyzstan nhằm tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột sắc tộc càng sớm càng tốt./.
Theo một quan chức của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), ông Antonio Guterres, một trong tổng số 6 máy bay chở hàng viện trợ của các nước đã tới Uzbekistan, mang theo 800 chiếc lều bạt đầu tiên và nhiều vật dụng theo đề nghị của Chính phủ Uzbekistan nhằm giúp đỡ những người đi lánh nạn, tránh xảy ra một thảm họa nhân đạo tại khu vực này.
Cho đến nay, Chính phủ Uzbekistan đã tiếp nhận hơn 75.000 người tị nạn chạy từ Kyrgyzstan sang và hiện nước này không thể tiếp tục đón những người gặp nạn láng giềng do không có đủ nơi ăn chốn ở cho họ, chỉ trừ một số trường hợp bị ốm hoặc bị thương.
Hàng nghìn người tuyệt vọng vẫn đang ùn lại biên giới giữa hai nước. Một phụ nữ chạy nạn đã phải thốt lên rằng: "Chúng tôi không nhận được viện trợ. Chúng tôi sẽ phải ngủ ngoài đường với những đứa con, thậm chí ngoài mưa."
Một phụ nữ khác nói trong lo sợ: "Chúng tôi không thể trở về nhà vì quá nguy hiểm. Nhà của chúng tôi đã bị đốt cháy hết. Còn thành phố Osh hiện đã trở thành nghĩa địa."
Phát biểu trước báo giới, ông Guterres cho biết những gì đang xảy ra tại biên giới giữa hai nước này hiện đã là bi kịch và rất có thể sẽ trở thành thảm họa nếu không có sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế.
Cùng ngày, một máy bay vận tải của Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga mang theo nhiều lều bạt và chăn màn cũng đã tới Bishkek, thủ đô Kyrgyzstan. Theo kế hoạch, hai chiếc máy bay khác chở hàng viện trợ cũng sẽ có mặt tại thành phố này trong ngày 16/6.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cũng đã gửi chăn màn và thuốc men từ Tashken, thủ đô Uzbekistan tới Kyrgyzstan.
Trong khi đó, tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi tất cả các nước láng giềng của Kyrgyzstan mở cửa biên giới đón những người dân vô tội đi lánh nạn.
Theo thống kê của UNHCR, ngoài 75.000 người đã chạy sang Uzbekistan, vẫn còn khoảng 200.000 người bị mất nhà cửa đang lang thang tại đất nước nhiều bất ổn Kyrgyzstan.
Các số liệu thống kê mới nhất cho thấy đã có ít nhất 187 người thiệt mạng và hơn 2.000 người bị thương trong các vụ xung đột sắc tộc.
Chính phủ Kyrgyzstan đã ra lệnh treo cờ rủ 3 ngày (từ 16/6) để tang gần 190 người xấu số thiệt mạng ở các tỉnh miền Nam.
Trước nguy cơ xung đột leo thang đang đẩy Kyrgyzstan đến bờ vực khủng hoảng nhân đạo, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã cử ông Robert Blake, phái viên phụ trách khu vực Trung Á tới Tasken và sau đó tới Thung lũng Ferghana nằm ở biên giới giữa hai nước để xem xét tình hình và tham vấn với Chính phủ Kyrgyzstan nhằm tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột sắc tộc càng sớm càng tốt./.
(TTXVN/Vietnam+)