Đây là chương trình cầu truyền hình đầu tiên từ đất liền với đảo Trường Salớn, với sự tham dự của các khách mời từ Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnhHải quân cùng đông đảo cán bộ, nhân dân nơi vùng biển tiền tiêu của Tổ quốc.
Tâm điểm của chương trình là buổi giao lưu, giới thiệu những tấm gương, địaphương điển hình trong khai thác, giữ gìn biển đảo. Chương trình kết hợp nhiềuhình thức: giao lưu, văn nghệ, phóng sự, clip hình ảnh, biểu diễn nghệ thuậtđương đại. Sự góp mặt của sinh viên các trường đại học tạo nên không khí sôiđộng và nhiều cảm hứng cho khán giả hai điểm cầu.
[Cầu truyền hình đầu tiên từ đất liền với Trường Sa]
Khán giả của chương trình còn được gặp gỡ, chia sẻ những tâm tư, tình cảm cùngnhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân, người đã 15 năm chuyên tâm nghiên cứu chủ quyềnViệt Nam trên Biển Đông thông qua cổ sử của Trung Quốc; phó giáo sư-tiến sỹ ChuHồi, chuyên gia về đại dương học Việt Nam; phó giáo sư-tiến sỹ Phạm Ngọc Nam,người được mệnh danh là “ông nhà giàn” - Chủ nhiệm công trình nhà giàn DK1 đượcNhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh; ông Trần Quân Bảo, người lưu giữnhững tư liệu về gia đình ông khi ở Hoàng Sa năm 1939-1940 và sẵn sàng cung cấpcho Nhà nước để khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Khán giả hai điểm cầu còn được làm quen với những nhân vật bám biển, cácchiến sỹ đã cống hiến tuổi trẻ của mình gìn giữ đảo Trường Sa qua những câuchuyện cảm động và những cuộc gặp gỡ bất ngờ.
Theo ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần VNG, sự hưởng ứng của cáctrang mạng xã hội góp phần không nhỏ vào thành công của chương trình, riêngtrang “Biển đảo của chúng ta” sau hơn một tuần triển khai đã có trên 37.000thành viên đăng ký và hơn 13.000 lời nhắn được gửi.
Trước đó, thành viên trang mạng xã hội Zing Me cũng đã bày tỏ tình yêu đối vớiTrường Sa qua chương trình “Triệu kết nối đến Trường Sa” bằng cách tham gia gắnhơn 101.800 ảnh lên bản đồ Việt Nam và gửi thông điệp đến các chiến sỹ TrườngSa./.