Bước sang năm mới 2012, giới chuyên gia kinh tế trong nước dự báo vẫn còn rất nhiều thách thức đang ở phía trước. Theo đó, thị trường chứng khoán cũng sẽ tiếp tục là một trong những khu vực “đầu sóng ngọn gió” gánh chịu những "cơn thịnh nộ" khó lường từ nền kinh tế.
Trong khi đó, hầu hết các công ty chứng khoán hiện đang ở trong những cơ thể không còn khỏe mạnh. Báo cáo từ Đề án tái cấu trúc các công ty chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chỉ rõ, thời gian qua thị trường chứng khoán có nhiều biến động, lúc tăng trưởng nhanh, lúc suy giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và yếu tố vĩ mô trong nước.
Vì vậy, hoạt động công ty chứng khoán cũng rơi vào các trạng thái lãi, lỗ không ổn định. Thêm vào đó các tài sản đầu tư kém thanh khoản đã khiến khả năng tài chính (vốn khả dụng) của công ty chứng khoán gặp khó khăn.
“Chèo lái con thuyền” vững vàng trong bối cảnh hiện tại quả là điều không dễ dàng đối với những người đứng đầu tại các công ty chứng khoán.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết, đầu năm 2011, SSI đã lường trước những thách thức sẽ gặp phải, theo đó chính sách điều hành đã nghiêng về rút gọn chứ không mở rộng, do dự báo tốt nhờ đó con thuyền có thể vững vàng đi qua sóng gió.
Dự cảm thị trường chứng khoán năm 2012, ông Hưng cho rằng sẽ còn khó khăn hơn nhiều so với năm 2011. Đối với các công ty chứng khoán, tất cả các lĩnh vực dịch vụ đều bị tác động tiêu cực.
Mặc dù là một trong những điểm sáng trong ngành và dẫn đầu về thị phần giá trị giao dịch môi giới năm 2011, song SSI cũng không thể là ngoại lệ. Ông Hưng phân tích, nguồn tiền đầu tư từ phía các ngân hàng trong năm Nhâm Thìn tiếp tục bị thắt chặt, huy động từ quản lý quỹ không dễ dàng. Tuy SSI đứng đầu về thị phần môi giới nhưng đó chỉ là tỷ số phần trăm, chứ trên thực tế thanh khoản toàn thị trường năm qua sụt rất giảm mạnh.
“Tuy nhiên thị trường lại mở ra cơ hội về dịch vụ tư vấn M&A cho khách hàng. Đây là hoạt động cuối cùng có tiềm năng, chưa bao giờ có thể mua lại doanh nghiệp với mức giá rẻ như bây giờ. Tuy nhiên cũng phải ‘so bó đũa chọn cột cờ’, bởi không có nghĩa là tất cả các cổ phiếu đều rẻ và có triển vọng. Đối với các nhà đầu tư nhỏ thì có điều kiện mua rẻ được cổ phiếu tốt, những vẫn phải khẳng định dù là cổ phiếu tốt, thì cũng không thể mong sau đó giá cổ phiếu sẽ đi lên ngay được,” ông Hưng nói.
Đối với ông Phạm Đức Thắng, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán FCL, quan điểm là phải nhìn nhận những khó khăn của thị trường theo hướng tích cực hơn. Những biến động trong nền kinh tế sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường chứng khoán, tuy nhiên đây là thời điểm các công ty chứng khoán phải vững vàng sát cánh với doanh nghiệp, với nhà đầu tư.
Khẳng định thị trường chứng khoán không thể thiếu trong một nền kinh tế thị trường, do đó ông Thắng nhấn mạnh: “Về lòng tin, theo tôi không có gì phải hoảng sợ. Rõ ràng là rất cần phải thận trọng, tuy nhiên không nên chỉ là ngồi chờ, cần phải có những giải pháp đột phá, bắt buộc phải thay đổi để trụ vững và phát triển. Yếu tố quan trọng ở đây là tạo ra sự khác biệt đó là con người, còn về công nghệ thì hầu hết các công ty chứng khoán gần tương tự như nhau.”
Một giám đốc chi nhánh ngân hàng chuyển qua điều hành một Công ty chứng khoán và đã đưa doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ môi giới cho nhà đầu tư cá nhân tại Hà Nội cho biết, thực trạng kinh tế vĩ mô quá xấu, do Công ty may mắn không có tự doanh nên ảnh hưởng từ thị trường vẫn đang trong tầm kiểm soát, tuy nhiên khó khăn là không thể tránh khỏi.
Để tồn tại trong thị trường này, ban điều hành công ty hướng tầm nhìn tới những mục tiêu lâu dài, lường trước khó khăn ít cũng phải tới ba năm nữa. Bao giờ cũng phải tính đến phương án xấu nhất, kịch bản xấu nhất, do đó chiến lược hiện tại của công ty là làm cách nào để tồn tại, xây dựng lực lượng, lên kế hoạch đón thời cơ sau khi khủng hoảng kết thúc.
Đồng thời vị giám đốc này khẳng định, ông không cho rằng khủng hoảng là cơ hội để mua được tài sản giá rẻ. Điều này chỉ đúng một nửa và nó nghiêng về lý thuyết, bởi quan trọng là thời điểm mua vào lúc nào thì không phải ai cũng biết và không dễ gì nắm được. Đã sống trong khủng hoảng thì hầu hết là tổn thương, do đó không dễ dàng gì mà đi ngược lại xu thế. Chỉ khi thị trường phát triển, cơ hội lúc đó mới là sự thực và nó có thể chia đều cho mọi người.
“Thị trường chứng khoán đang rất u ám, do đó nên tự để nó tự đào thải. Khi thị trường tiền tệ co thắt, bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách quay lại thị trường vốn và khi đó chứng khoán sẽ tự hồi phục, còn các chính sách chỉ giải quyết những biện pháp tình thế, mà không đi sâu vào giải quyết thực chất vấn đề,” vị giám đốc trên nói.
Khá đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Duy Hưng bản thân thị trường chứng khoán chỉ là hàn thử biểu của nền kinh tế. Trong khi đó nền kinh tế lại phụ thuộc vốn chủ yếu vào hệ thống ngân hàng. Lạm phát vẫn ở mức cao, các doanh nghiệp còn khó khăn thì thị trường chứng khoán làm sao lội ngược dòng nước được.
“Theo tôi, chuyện doanh nghiệp này, hay doanh nghiệp kia phá sản phải cho đó là sự bình thường, không thể giải cứu bằng chính sách và giải pháp tình thế. Khi chúng ta tuân theo quy luật kinh tế thị trường, chấp nhận đau đớn thì khi đó nền kinh tế sẽ trở về quỹ đạo vốn có,” theo ông Hưng./.
Trong khi đó, hầu hết các công ty chứng khoán hiện đang ở trong những cơ thể không còn khỏe mạnh. Báo cáo từ Đề án tái cấu trúc các công ty chứng khoán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chỉ rõ, thời gian qua thị trường chứng khoán có nhiều biến động, lúc tăng trưởng nhanh, lúc suy giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và yếu tố vĩ mô trong nước.
Vì vậy, hoạt động công ty chứng khoán cũng rơi vào các trạng thái lãi, lỗ không ổn định. Thêm vào đó các tài sản đầu tư kém thanh khoản đã khiến khả năng tài chính (vốn khả dụng) của công ty chứng khoán gặp khó khăn.
“Chèo lái con thuyền” vững vàng trong bối cảnh hiện tại quả là điều không dễ dàng đối với những người đứng đầu tại các công ty chứng khoán.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết, đầu năm 2011, SSI đã lường trước những thách thức sẽ gặp phải, theo đó chính sách điều hành đã nghiêng về rút gọn chứ không mở rộng, do dự báo tốt nhờ đó con thuyền có thể vững vàng đi qua sóng gió.
Dự cảm thị trường chứng khoán năm 2012, ông Hưng cho rằng sẽ còn khó khăn hơn nhiều so với năm 2011. Đối với các công ty chứng khoán, tất cả các lĩnh vực dịch vụ đều bị tác động tiêu cực.
Mặc dù là một trong những điểm sáng trong ngành và dẫn đầu về thị phần giá trị giao dịch môi giới năm 2011, song SSI cũng không thể là ngoại lệ. Ông Hưng phân tích, nguồn tiền đầu tư từ phía các ngân hàng trong năm Nhâm Thìn tiếp tục bị thắt chặt, huy động từ quản lý quỹ không dễ dàng. Tuy SSI đứng đầu về thị phần môi giới nhưng đó chỉ là tỷ số phần trăm, chứ trên thực tế thanh khoản toàn thị trường năm qua sụt rất giảm mạnh.
“Tuy nhiên thị trường lại mở ra cơ hội về dịch vụ tư vấn M&A cho khách hàng. Đây là hoạt động cuối cùng có tiềm năng, chưa bao giờ có thể mua lại doanh nghiệp với mức giá rẻ như bây giờ. Tuy nhiên cũng phải ‘so bó đũa chọn cột cờ’, bởi không có nghĩa là tất cả các cổ phiếu đều rẻ và có triển vọng. Đối với các nhà đầu tư nhỏ thì có điều kiện mua rẻ được cổ phiếu tốt, những vẫn phải khẳng định dù là cổ phiếu tốt, thì cũng không thể mong sau đó giá cổ phiếu sẽ đi lên ngay được,” ông Hưng nói.
Đối với ông Phạm Đức Thắng, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán FCL, quan điểm là phải nhìn nhận những khó khăn của thị trường theo hướng tích cực hơn. Những biến động trong nền kinh tế sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường chứng khoán, tuy nhiên đây là thời điểm các công ty chứng khoán phải vững vàng sát cánh với doanh nghiệp, với nhà đầu tư.
Khẳng định thị trường chứng khoán không thể thiếu trong một nền kinh tế thị trường, do đó ông Thắng nhấn mạnh: “Về lòng tin, theo tôi không có gì phải hoảng sợ. Rõ ràng là rất cần phải thận trọng, tuy nhiên không nên chỉ là ngồi chờ, cần phải có những giải pháp đột phá, bắt buộc phải thay đổi để trụ vững và phát triển. Yếu tố quan trọng ở đây là tạo ra sự khác biệt đó là con người, còn về công nghệ thì hầu hết các công ty chứng khoán gần tương tự như nhau.”
Một giám đốc chi nhánh ngân hàng chuyển qua điều hành một Công ty chứng khoán và đã đưa doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ môi giới cho nhà đầu tư cá nhân tại Hà Nội cho biết, thực trạng kinh tế vĩ mô quá xấu, do Công ty may mắn không có tự doanh nên ảnh hưởng từ thị trường vẫn đang trong tầm kiểm soát, tuy nhiên khó khăn là không thể tránh khỏi.
Để tồn tại trong thị trường này, ban điều hành công ty hướng tầm nhìn tới những mục tiêu lâu dài, lường trước khó khăn ít cũng phải tới ba năm nữa. Bao giờ cũng phải tính đến phương án xấu nhất, kịch bản xấu nhất, do đó chiến lược hiện tại của công ty là làm cách nào để tồn tại, xây dựng lực lượng, lên kế hoạch đón thời cơ sau khi khủng hoảng kết thúc.
Đồng thời vị giám đốc này khẳng định, ông không cho rằng khủng hoảng là cơ hội để mua được tài sản giá rẻ. Điều này chỉ đúng một nửa và nó nghiêng về lý thuyết, bởi quan trọng là thời điểm mua vào lúc nào thì không phải ai cũng biết và không dễ gì nắm được. Đã sống trong khủng hoảng thì hầu hết là tổn thương, do đó không dễ dàng gì mà đi ngược lại xu thế. Chỉ khi thị trường phát triển, cơ hội lúc đó mới là sự thực và nó có thể chia đều cho mọi người.
“Thị trường chứng khoán đang rất u ám, do đó nên tự để nó tự đào thải. Khi thị trường tiền tệ co thắt, bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách quay lại thị trường vốn và khi đó chứng khoán sẽ tự hồi phục, còn các chính sách chỉ giải quyết những biện pháp tình thế, mà không đi sâu vào giải quyết thực chất vấn đề,” vị giám đốc trên nói.
Khá đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Duy Hưng bản thân thị trường chứng khoán chỉ là hàn thử biểu của nền kinh tế. Trong khi đó nền kinh tế lại phụ thuộc vốn chủ yếu vào hệ thống ngân hàng. Lạm phát vẫn ở mức cao, các doanh nghiệp còn khó khăn thì thị trường chứng khoán làm sao lội ngược dòng nước được.
“Theo tôi, chuyện doanh nghiệp này, hay doanh nghiệp kia phá sản phải cho đó là sự bình thường, không thể giải cứu bằng chính sách và giải pháp tình thế. Khi chúng ta tuân theo quy luật kinh tế thị trường, chấp nhận đau đớn thì khi đó nền kinh tế sẽ trở về quỹ đạo vốn có,” theo ông Hưng./.
Hạnh Nguyễn (Vietnam+)