Giới công nghệ thông tin toàn thế giới vừa mất đi một bộ óc vĩ đại, người tiên phong đích thực ngày hôm qua 3/7 (giờ Việt Nam), đó là nhà phát minh Douglas Engelbart. Engelbart đã qua đời ở tuổi 88.
Engelbart đã bị yêu đi và qua đời khi ông vẫn còn trong giấc ngủ. - con gái của ông, Christina, nói với bạn bè trong một email.
Engelbart sinh ngày 30/1/1925. Engelbart được biết tới như là cha đẻ của một loạt công nghệ thông tin hiện đại, trong đó có chiếc chuột máy tính đang được sử dụng phổ biến hàng ngày.
Hơn 50 năm trước, Engelbart đã gia nhập Viện nghiên cứu Stanford (SRI) - nơi mà nhiều nghiên cứu máy tính đột phá của ông sẽ diễn ra.
Trong số của những phát minh của ông (và nhóm nghiên cứu của ông) thực hiện tại SRI là chuột máy tính, màn hình bitmap, siêu văn bản, máy tính nối mạng và các yếu tố của một modern kết nối mạng sau này, giao diện GUI.
Engelbart đến thời điểm tột đỉnh của sự nghiệp công nghệ thông tin tương đối sớm, vào một buổi chiều mùa Đông năm 1968, khi ông đã đưa ra một bài thuyết trình kéo dài một giờ với rất nhiều ý tưởng sâu rộng có tên gọi "Mẹ của tất cả các bản demo."
Phát biểu trước khán giả của 1.000 chuyên gia công nghệ hàng đầu tại San Francisco, Engelbart, một nhà khoa học điện toán tại Viện nghiên cứu Stanford, đã giới thiệu một thiết bị khối với hai đĩa cán gọi là "chỉ báo vị trí XY cho một hệ thống hiển thị." Đó là lần đầu tiên công chúng nhín thấy chuột máy tính.
Engelbart sau đó triệu tập một hội nghị, trong thời gian thực, với hình ảnh và giọng nói của một đồng nghiệp cách ông 30 dặm. Đó là hội nghị truyền hình đầu tiên. Và ông giải thích một lý thuyết về cách thức các trang thông tin có thể được gắn với nhau bằng liên kết dựa trên văn bản, một ý tưởng mà sau này sẽ hình thành nền tảng của kiến trúc của Web.
Engelbart không bao giờ tìm kiếm hay được hưởng sự giàu có từ những phát minh của ông, cho dù chúng đã góp phần rất lớn đêm lại sự thịnh vượng cho Thung lũng Silicon của Mỹ. Ông không nhận tiền bản quyền cho phát minh con chuột máy tính. Với Engelbart, ông luôn tâm niệm những phát minh, sáng chế của ông chỉ đơn giản là những công cụ giúp tăng trí tuệ của con người.
Đến năm 2000, Engelbart đã giành được trao tặng Huân chương công nghệ quốc gia và các giải thưởng Turing. Ông về nghỉ hưu ở Atherton, một vùng ngoại ô gần Đại học Stanford cùng Karen O'Leary Engelbart, người vợ thứ hai của mình, và bốn đứa con: Gerda, Diana, Christina và Norman./.
Engelbart đã bị yêu đi và qua đời khi ông vẫn còn trong giấc ngủ. - con gái của ông, Christina, nói với bạn bè trong một email.
Engelbart sinh ngày 30/1/1925. Engelbart được biết tới như là cha đẻ của một loạt công nghệ thông tin hiện đại, trong đó có chiếc chuột máy tính đang được sử dụng phổ biến hàng ngày.
Hơn 50 năm trước, Engelbart đã gia nhập Viện nghiên cứu Stanford (SRI) - nơi mà nhiều nghiên cứu máy tính đột phá của ông sẽ diễn ra.
Trong số của những phát minh của ông (và nhóm nghiên cứu của ông) thực hiện tại SRI là chuột máy tính, màn hình bitmap, siêu văn bản, máy tính nối mạng và các yếu tố của một modern kết nối mạng sau này, giao diện GUI.
Engelbart đến thời điểm tột đỉnh của sự nghiệp công nghệ thông tin tương đối sớm, vào một buổi chiều mùa Đông năm 1968, khi ông đã đưa ra một bài thuyết trình kéo dài một giờ với rất nhiều ý tưởng sâu rộng có tên gọi "Mẹ của tất cả các bản demo."
Phát biểu trước khán giả của 1.000 chuyên gia công nghệ hàng đầu tại San Francisco, Engelbart, một nhà khoa học điện toán tại Viện nghiên cứu Stanford, đã giới thiệu một thiết bị khối với hai đĩa cán gọi là "chỉ báo vị trí XY cho một hệ thống hiển thị." Đó là lần đầu tiên công chúng nhín thấy chuột máy tính.
Engelbart sau đó triệu tập một hội nghị, trong thời gian thực, với hình ảnh và giọng nói của một đồng nghiệp cách ông 30 dặm. Đó là hội nghị truyền hình đầu tiên. Và ông giải thích một lý thuyết về cách thức các trang thông tin có thể được gắn với nhau bằng liên kết dựa trên văn bản, một ý tưởng mà sau này sẽ hình thành nền tảng của kiến trúc của Web.
Engelbart không bao giờ tìm kiếm hay được hưởng sự giàu có từ những phát minh của ông, cho dù chúng đã góp phần rất lớn đêm lại sự thịnh vượng cho Thung lũng Silicon của Mỹ. Ông không nhận tiền bản quyền cho phát minh con chuột máy tính. Với Engelbart, ông luôn tâm niệm những phát minh, sáng chế của ông chỉ đơn giản là những công cụ giúp tăng trí tuệ của con người.
Đến năm 2000, Engelbart đã giành được trao tặng Huân chương công nghệ quốc gia và các giải thưởng Turing. Ông về nghỉ hưu ở Atherton, một vùng ngoại ô gần Đại học Stanford cùng Karen O'Leary Engelbart, người vợ thứ hai của mình, và bốn đứa con: Gerda, Diana, Christina và Norman./.
Việt Đức (Vietnam+)