“Gia đình Châu thuộc loại khá giả trong lớp, được đi dép nhựa trong khi đa phần anh em chúng tôi đi dép cao su. Có lần, chơi ném ống bơ trong giờ, Châu bị bắt, còn tôi thì thoát,” anh Hoàng Gia Hiệp, một trong những người bạn thân nhất của Giáo sư Ngô Bảo Châu, hiện là phó Tổng giám đốc Công ty Tài chính Vinashin chia sẻ.
Ngô Bảo Châu từng thi trượt lớp chuyên toán
Chúng tôi cùng học với nhau hai năm cấp hai ở Trường Trưng Vương, là học sinh lớp chuyên toán. Lớp chúng tôi là khóa cuối cùng do thầy giáo Tôn Thân, một thầy giáo dạy toán nổi tiếng lúc bấy giờ, giảng dạy và chủ nhiệm.
Thời đó, các lớp chuyên toán cấp 1 và 2 của thành phố được tổ chức theo quận, bắt đầu từ năm lớp bốn. Riêng Bảo Châu học cấp 1 ở trường Thực Nghiệm, đến cấp hai mới vào lớp. Tiết lộ nhé, năm lớp sáu, Châu thi vào chuyên toán nhưng không đậu. Lớp 7 Châu mới thi đậu, nhưng khi vào lớp, cậu chiếm ngay vị trí số 1. Ở lớp, với sự kính trọng (dân chuyên toán chúng tôi từ bé đã tôn thờ học giỏi, kính trọng thật chứ không phải khách sáo đâu) và trìu mến, chúng tôi gọi Châu là anh Bò.
Gia đình Châu thuộc loại khá giả trong lớp, được đi dép nhựa trong khi đa phần anh em chúng tôi đi dép cao su. Có lần, chơi ném ống bơ trong giờ, Châu bị bắt, còn tôi thì thoát. Phải lên Phòng Hội đồng của trường làm kiểm điểm, cậu ấy bảo tôi đổi dép cho cậu ấy, vì sợ nhỡ bị nhà trường thu dép thì mất đôi dép cao su đỡ tiếc hơn đôi dép nhựa.
Sau đó, anh Bò đòi bằng được bố mẹ đổi dép cao su cho giống các bạn.
Ngoài ném ống bơ, chúng tôi cùng nhau đá cầu, đá bóng. Châu đá cầu giỏi (nhưng không bằng tôi), còn đá bóng thì dở.
Tôi chịu ảnh hưởng nhiều của Bảo Châu về âm nhạc, lúc đầu chúng tôi nghe Romina Power, nghe Paul Simon & Garfunkel, sau chuyển sang The Beatles, rồi Rolling Stones, Bob Dylan, Pink Floyd, rồi Queen. Sau này, Châu nghe Jimmi Hendrix, anh bảo đây là cây ghita số một thế giới, thì tôi không theo được nữa.
Nhờ Châu, tôi đã đỗ trường Amsterdam
Kỷ niệm đẹp nhất của chúng tôi là năm đầu cấp 3, chúng tôi có ba anh em thân nhau nhất trong lớp là Châu, tôi và anh Hoàng, bây giờ làm bên World Bank (sau này tôi mới biết còn một người nữa là Bảo Thanh, vợ Châu bây giờ).
Hồi đó, hết cấp hai, Bảo Châu vào thi đỗ Khối trung học phổ thông Chuyên của Đại học Tổng hợp, Hoàng vào Amsterdam, còn tôi thì thi trượt, học ở trường Trung học phổ thông Hoàn Kiếm.
Thế nhưng chúng tôi lại gần gũi nhau hơn. Châu và Hoàng đã cố gắng động viên, kèm cặp bài vở và giúp tôi “phục thù” thi lại chuyên Toán trường Amsterdam. Điều kiện cần khi đó là phải đạt được giải toán của thanh phố, phải cạnh tranh với những người giỏi nhất trường Amsterdam. Và với sự giúp đỡ của Châu và Hoàng, năm lớp 11, tôi đàng hoàng bước vào lớp chuyên toán Amsterdam với số điểm cao nhất.
Đó là những ngày tháng đẹp nhất, chúng tôi cùng nhau học tập, cùng nhau nghe nhạc và cùng mơ ước. Khi đó, chúng tôi đã nói với nhau về Fields.
Vào lại được Amsterdam rồi thì tôi lại dở chứng, thích chơi hơn học, suýt nữa còn bị đuổi khỏi trường. Ngoài mặt, Châu nghiêm khắc phê bình, nhưng sau này, qua ông Hân (ông ngoại của Châu), tôi biết lúc đó anh đã khóc vì thương tôi.
Tôi nhớ hồi đó, Châu khuyên bảo tôi nhiều lắm, nhưng tôi đâu có nghe. Tôi cho rằng Châu chăm học chỉ vì thích học, cũng như tôi hồi lớp 10 cũng rất chăm học, vì lúc đó tôi có mục tiêu là phải quay lại bằng được chuyên toán, còn lúc này tôi thích chơi thì tôi chơi.
Khi đó, Châu có nói với tôi đại ý thế này: “Ai cũng thích chơi hơn học, nhưng phải học, Hiệp ạ.” Lúc đó, anh đã đoạt giải vàng toán quốc tế với số điểm tuyệt đối rồi. Câu nói của Châu đã làm tôi phải suy nghĩ rất nhiều và đến giờ vẫn không thể quên. Tôi cũng không ngờ Châu sớm có những suy nghĩ chín chắn như thế.
May mà có anh, như một người uốn nắn những lúc tôi sai đường. Nhờ đó, tôi vẫn đậu đại học và đi nước ngoài.
Giản dị, nhân hậu và… si tình
Hết cấp ba, tôi và Hoàng đều được Nhà nước cho đi học ở Liên Xô cũ, Bảo Châu đi Hungary. Năm ấy là năm 1990, năm đánh dấu sự sụp đổ của bức tường Berlin, chúng tôi đi Liên Xô và cả Đức nữa thì đều được đi hết, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại như Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc bị cắt học bổng rất nhiều.
Bảo Châu được đi Pháp học. Có lẽ cũng là cái số, nếu không có biến cố lớn lao đó của lịch sử, Châu Bò ngoan ngoãn đi Hungary thì chưa chắc nhân loại đã có được một nhà toán học lớn như hôm nay.
Thời gian tôi và Hoàng học đại học ở Liên bang Xôviết, Bảo Châu cũng có vài lần sang thăm, vì cô Hiền, mẹ Châu lúc đó cũng ở đây. Đi đâu Châu cũng giành trả tiền. Anh chỉ nói giản dị: “Chẳng mấy khi tao giàu hơn chúng mày.” Đến bây giờ, mỗi lần giành trả tiền cho đám nhân viên, tôi vẫn thường học anh: “Lương anh cao hơn lương các em cơ mà.”
Bảo Thanh học với tôi từ cấp 1 đến hết cấp 2. Châu và Thanh yêu nhau lúc nào tôi không biết. Hai người thật sự rất kín chuyện này. Nhưng qua mẹ Châu, tôi biết anh rất si tình, đến mức mà nhiều khi mẹ anh cũng cảm thấy xót con. Nghe đâu bố mẹ Châu bắt phải học xong đại học mới cho lấy vợ. Thế là cậu chỉ mất 3 năm là tốt nghiệp cử nhân, để còn lấy vợ.
Châu cưới năm 22 tuổi. Tôi rất tiếc vì năm ấy tôi không về dự đám cưới anh được,
Tỏa sáng trong khó khăn
Bây giờ thì Châu đã quá nổi tiếng. Thành tích của Bảo Châu thì mọi người biết rồi, có khi bây giờ nhiều người còn biết hơn cả tôi. Nhưng ít ai biết rằng, để có những thành công đó, Châu đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, cả về vật chất và tinh thần, đã từng bế tắc vì chẳng làm được bài toán nào.
Bây giờ anh ở trên đỉnh vinh quang, tôi lại lo cho anh, nhưng tôi tin anh, vì tôi biết giải thưởng đối với anh không phải là tất cả. Sau này nếu có lúc nào đó anh lại bế tắc (mà điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong khoa học) thì anh vẫn sẽ tiếp tục cố gắng, tiếp tục vượt lên để cống hiến cho nền toán học của nhân loại.
Con người như thế mà lại “mê tín” đấy. Tôi nhớ hồi ấy, trước mỗi kỳ thi của Bảo Châu, chúng tôi lại cùng nhau ra đền Ngọc Sơn để cầu may. Đến giờ, mỗi năm Xuân về, tôi vẫn dẫn các con tôi ra đây để cầu cho chúng học giỏi.
Bảo Châu không thích được gọi là Nhà toán học. Anh thích được gọi là người làm toán, thế thôi. Khả năng làm toán của anh là của nhân loại, hãy đóng góp cho nhân loại nhiều nhất về lĩnh vực đó. Tôi chỉ mong sau những thành công đạt được, với uy tín và ảnh hưởng của mình, anh sẽ làm được gì đó cho thế hệ trẻ Việt Nam, cho chúng tôi ở quê nhà và cả các bạn trẻ của Việt Nam chúng ta ở nước ngoài./.
Ngô Bảo Châu từng thi trượt lớp chuyên toán
Chúng tôi cùng học với nhau hai năm cấp hai ở Trường Trưng Vương, là học sinh lớp chuyên toán. Lớp chúng tôi là khóa cuối cùng do thầy giáo Tôn Thân, một thầy giáo dạy toán nổi tiếng lúc bấy giờ, giảng dạy và chủ nhiệm.
Thời đó, các lớp chuyên toán cấp 1 và 2 của thành phố được tổ chức theo quận, bắt đầu từ năm lớp bốn. Riêng Bảo Châu học cấp 1 ở trường Thực Nghiệm, đến cấp hai mới vào lớp. Tiết lộ nhé, năm lớp sáu, Châu thi vào chuyên toán nhưng không đậu. Lớp 7 Châu mới thi đậu, nhưng khi vào lớp, cậu chiếm ngay vị trí số 1. Ở lớp, với sự kính trọng (dân chuyên toán chúng tôi từ bé đã tôn thờ học giỏi, kính trọng thật chứ không phải khách sáo đâu) và trìu mến, chúng tôi gọi Châu là anh Bò.
Gia đình Châu thuộc loại khá giả trong lớp, được đi dép nhựa trong khi đa phần anh em chúng tôi đi dép cao su. Có lần, chơi ném ống bơ trong giờ, Châu bị bắt, còn tôi thì thoát. Phải lên Phòng Hội đồng của trường làm kiểm điểm, cậu ấy bảo tôi đổi dép cho cậu ấy, vì sợ nhỡ bị nhà trường thu dép thì mất đôi dép cao su đỡ tiếc hơn đôi dép nhựa.
Sau đó, anh Bò đòi bằng được bố mẹ đổi dép cao su cho giống các bạn.
Ngoài ném ống bơ, chúng tôi cùng nhau đá cầu, đá bóng. Châu đá cầu giỏi (nhưng không bằng tôi), còn đá bóng thì dở.
Tôi chịu ảnh hưởng nhiều của Bảo Châu về âm nhạc, lúc đầu chúng tôi nghe Romina Power, nghe Paul Simon & Garfunkel, sau chuyển sang The Beatles, rồi Rolling Stones, Bob Dylan, Pink Floyd, rồi Queen. Sau này, Châu nghe Jimmi Hendrix, anh bảo đây là cây ghita số một thế giới, thì tôi không theo được nữa.
Nhờ Châu, tôi đã đỗ trường Amsterdam
Kỷ niệm đẹp nhất của chúng tôi là năm đầu cấp 3, chúng tôi có ba anh em thân nhau nhất trong lớp là Châu, tôi và anh Hoàng, bây giờ làm bên World Bank (sau này tôi mới biết còn một người nữa là Bảo Thanh, vợ Châu bây giờ).
Hồi đó, hết cấp hai, Bảo Châu vào thi đỗ Khối trung học phổ thông Chuyên của Đại học Tổng hợp, Hoàng vào Amsterdam, còn tôi thì thi trượt, học ở trường Trung học phổ thông Hoàn Kiếm.
Thế nhưng chúng tôi lại gần gũi nhau hơn. Châu và Hoàng đã cố gắng động viên, kèm cặp bài vở và giúp tôi “phục thù” thi lại chuyên Toán trường Amsterdam. Điều kiện cần khi đó là phải đạt được giải toán của thanh phố, phải cạnh tranh với những người giỏi nhất trường Amsterdam. Và với sự giúp đỡ của Châu và Hoàng, năm lớp 11, tôi đàng hoàng bước vào lớp chuyên toán Amsterdam với số điểm cao nhất.
Đó là những ngày tháng đẹp nhất, chúng tôi cùng nhau học tập, cùng nhau nghe nhạc và cùng mơ ước. Khi đó, chúng tôi đã nói với nhau về Fields.
Vào lại được Amsterdam rồi thì tôi lại dở chứng, thích chơi hơn học, suýt nữa còn bị đuổi khỏi trường. Ngoài mặt, Châu nghiêm khắc phê bình, nhưng sau này, qua ông Hân (ông ngoại của Châu), tôi biết lúc đó anh đã khóc vì thương tôi.
Tôi nhớ hồi đó, Châu khuyên bảo tôi nhiều lắm, nhưng tôi đâu có nghe. Tôi cho rằng Châu chăm học chỉ vì thích học, cũng như tôi hồi lớp 10 cũng rất chăm học, vì lúc đó tôi có mục tiêu là phải quay lại bằng được chuyên toán, còn lúc này tôi thích chơi thì tôi chơi.
Khi đó, Châu có nói với tôi đại ý thế này: “Ai cũng thích chơi hơn học, nhưng phải học, Hiệp ạ.” Lúc đó, anh đã đoạt giải vàng toán quốc tế với số điểm tuyệt đối rồi. Câu nói của Châu đã làm tôi phải suy nghĩ rất nhiều và đến giờ vẫn không thể quên. Tôi cũng không ngờ Châu sớm có những suy nghĩ chín chắn như thế.
May mà có anh, như một người uốn nắn những lúc tôi sai đường. Nhờ đó, tôi vẫn đậu đại học và đi nước ngoài.
Giản dị, nhân hậu và… si tình
Hết cấp ba, tôi và Hoàng đều được Nhà nước cho đi học ở Liên Xô cũ, Bảo Châu đi Hungary. Năm ấy là năm 1990, năm đánh dấu sự sụp đổ của bức tường Berlin, chúng tôi đi Liên Xô và cả Đức nữa thì đều được đi hết, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại như Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc bị cắt học bổng rất nhiều.
Bảo Châu được đi Pháp học. Có lẽ cũng là cái số, nếu không có biến cố lớn lao đó của lịch sử, Châu Bò ngoan ngoãn đi Hungary thì chưa chắc nhân loại đã có được một nhà toán học lớn như hôm nay.
Thời gian tôi và Hoàng học đại học ở Liên bang Xôviết, Bảo Châu cũng có vài lần sang thăm, vì cô Hiền, mẹ Châu lúc đó cũng ở đây. Đi đâu Châu cũng giành trả tiền. Anh chỉ nói giản dị: “Chẳng mấy khi tao giàu hơn chúng mày.” Đến bây giờ, mỗi lần giành trả tiền cho đám nhân viên, tôi vẫn thường học anh: “Lương anh cao hơn lương các em cơ mà.”
Bảo Thanh học với tôi từ cấp 1 đến hết cấp 2. Châu và Thanh yêu nhau lúc nào tôi không biết. Hai người thật sự rất kín chuyện này. Nhưng qua mẹ Châu, tôi biết anh rất si tình, đến mức mà nhiều khi mẹ anh cũng cảm thấy xót con. Nghe đâu bố mẹ Châu bắt phải học xong đại học mới cho lấy vợ. Thế là cậu chỉ mất 3 năm là tốt nghiệp cử nhân, để còn lấy vợ.
Châu cưới năm 22 tuổi. Tôi rất tiếc vì năm ấy tôi không về dự đám cưới anh được,
Tỏa sáng trong khó khăn
Bây giờ thì Châu đã quá nổi tiếng. Thành tích của Bảo Châu thì mọi người biết rồi, có khi bây giờ nhiều người còn biết hơn cả tôi. Nhưng ít ai biết rằng, để có những thành công đó, Châu đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, cả về vật chất và tinh thần, đã từng bế tắc vì chẳng làm được bài toán nào.
Bây giờ anh ở trên đỉnh vinh quang, tôi lại lo cho anh, nhưng tôi tin anh, vì tôi biết giải thưởng đối với anh không phải là tất cả. Sau này nếu có lúc nào đó anh lại bế tắc (mà điều này hoàn toàn có thể xảy ra trong khoa học) thì anh vẫn sẽ tiếp tục cố gắng, tiếp tục vượt lên để cống hiến cho nền toán học của nhân loại.
Con người như thế mà lại “mê tín” đấy. Tôi nhớ hồi ấy, trước mỗi kỳ thi của Bảo Châu, chúng tôi lại cùng nhau ra đền Ngọc Sơn để cầu may. Đến giờ, mỗi năm Xuân về, tôi vẫn dẫn các con tôi ra đây để cầu cho chúng học giỏi.
Bảo Châu không thích được gọi là Nhà toán học. Anh thích được gọi là người làm toán, thế thôi. Khả năng làm toán của anh là của nhân loại, hãy đóng góp cho nhân loại nhiều nhất về lĩnh vực đó. Tôi chỉ mong sau những thành công đạt được, với uy tín và ảnh hưởng của mình, anh sẽ làm được gì đó cho thế hệ trẻ Việt Nam, cho chúng tôi ở quê nhà và cả các bạn trẻ của Việt Nam chúng ta ở nước ngoài./.
Hoàng Gia Hiệp (Vietnam+)