Sáng 30/10, Hội nghị lần thứ 8 về “Những biện pháp ứng phó với các bệnh truyền nhiễm tại châu Á” đã được khai mạc tại Hà Nội, với sự tham dự của đại biểu 13 nước, khu vực thuộc mạng lưới các thành phố lớn châu Á thế kỷ 21.
Hội nghị với mục đích xây dựng một mạng lưới hợp tác bền vững trong lĩnh vực y tế công cộng nhằm kiểm soát và phòng chống các bênh lây nhiễm ở châu Á.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: “Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của sự phát triển, giao lưu giữa các nước gần như không còn khoảng cách. Bên cạnh những sự phát triển như vậy, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những mặt trái của sự phát triển đó là những vấn đề về ô nhiễm, việc phát sinh những dịch bệnh mới.”
Thứ trưởng Long cho biết, trong một vài thập niên trở lại đây, một số dịch bệnh mới như SARS, cúm A/H5N1, bệnh sốt xuất huyết và đặc biệt là dịch bệnh tay chân miệng phát sinh tại các nước trong khu vực và trên thế giới đã cướp đi sinh mạng của nhiều người.
Vì vậy, các đại biểu tại hội nghị đề cập đến những vấn đề quan trọng như mô hình thành phố điểm về giám sát cúm, chia sẻ kinh nghiệm về các bệnh nhiệt đới, kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong và sau thảm họa, điều trị và quản lý bệnh nhân HIV/AIDS, bệnh nhân lao, bệnh nhân bị bệnh sốt xuất huyết...
Qua việc chia sẻ thông tin và kinh nghiệm cũng như cơ chế hợp tác giữa các thành phố thành viên để cùng chung tay phòng chống bệnh truyền nhiễm ở châu Á.
Mạng lưới các thành phố lớn châu Á thế kỷ 21 (ANMC 21) được thành lập từ năm 2001, gồm 13 thành phố thành viên gồm: Hà Nội, Bangkok, Delhi, Jakarta, Kula Lumpua, Manila, Seoul, Singapore, Taipei, Tokyo, Tomsk, Ulaanbaatar và Yangon.
Hằng năm các thành phố thành viên đã thay phiên tổ chức các hội nghị về các chủ đề khác nhau, qua đó có thể thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến, nhận định và kế hoạch hành động.
Trong những năm qua, sự hợp tác giữa các thành phố thành viên ngày càng chặt chẽ thông qua các hoạt động như: tham gia nghiên cứu và điều tra chung về bệnh lao, chia sẻ thông tin bệnh truyền nhiễm trên mạng, tham dự các khóa tập huấn và quản lý về HIVAIDS cũng như những biện pháp để hạn chế bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát tại nhiều nước./.
Hội nghị với mục đích xây dựng một mạng lưới hợp tác bền vững trong lĩnh vực y tế công cộng nhằm kiểm soát và phòng chống các bênh lây nhiễm ở châu Á.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định: “Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của sự phát triển, giao lưu giữa các nước gần như không còn khoảng cách. Bên cạnh những sự phát triển như vậy, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những mặt trái của sự phát triển đó là những vấn đề về ô nhiễm, việc phát sinh những dịch bệnh mới.”
Thứ trưởng Long cho biết, trong một vài thập niên trở lại đây, một số dịch bệnh mới như SARS, cúm A/H5N1, bệnh sốt xuất huyết và đặc biệt là dịch bệnh tay chân miệng phát sinh tại các nước trong khu vực và trên thế giới đã cướp đi sinh mạng của nhiều người.
Vì vậy, các đại biểu tại hội nghị đề cập đến những vấn đề quan trọng như mô hình thành phố điểm về giám sát cúm, chia sẻ kinh nghiệm về các bệnh nhiệt đới, kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong và sau thảm họa, điều trị và quản lý bệnh nhân HIV/AIDS, bệnh nhân lao, bệnh nhân bị bệnh sốt xuất huyết...
Qua việc chia sẻ thông tin và kinh nghiệm cũng như cơ chế hợp tác giữa các thành phố thành viên để cùng chung tay phòng chống bệnh truyền nhiễm ở châu Á.
Mạng lưới các thành phố lớn châu Á thế kỷ 21 (ANMC 21) được thành lập từ năm 2001, gồm 13 thành phố thành viên gồm: Hà Nội, Bangkok, Delhi, Jakarta, Kula Lumpua, Manila, Seoul, Singapore, Taipei, Tokyo, Tomsk, Ulaanbaatar và Yangon.
Hằng năm các thành phố thành viên đã thay phiên tổ chức các hội nghị về các chủ đề khác nhau, qua đó có thể thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến, nhận định và kế hoạch hành động.
Trong những năm qua, sự hợp tác giữa các thành phố thành viên ngày càng chặt chẽ thông qua các hoạt động như: tham gia nghiên cứu và điều tra chung về bệnh lao, chia sẻ thông tin bệnh truyền nhiễm trên mạng, tham dự các khóa tập huấn và quản lý về HIVAIDS cũng như những biện pháp để hạn chế bệnh sốt xuất huyết đang bùng phát tại nhiều nước./.
Thùy Giang (Vietnam+)