Báo cáo “Cải thiện sự chuyển tiếp: Từ trung học cơ sở đến đại học với nơi làm việc” của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khuyến cáo các nước châu Á cần gắn kết tốt hơn giáo dục và đào tạo trong nhà trường với thị trường lao động để đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp có những kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu của các chủ việc làm.
Quan chức cấp cao Vụ Phát triển khu vực và bền vững phụ trách về thực hành giáo dục của ADB, ông Jouko Sarvi nhấn mạnh khả năng cạnh tranh của châu Á trong một thế giới toàn cầu hóa phụ thuộc vào sự sẵn sàng của các học sinh bước vào các trường đại học, khả năng làm việc của các sinh viên tốt nghiệp đại học, và sự đổi mới, khoa học - công nghệ tạo ra các dịch vụ và sản phẩm mới.
Theo ông Jouko Sarvi , các sinh viên châu Á cần phải được chuẩn bị tốt hơn trước những đòi hỏi cao hơn trong môi trường đại học, bao gồm cả kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện cần thiết trong nghiên cứu khoa học.
Vai trò của giáo dục trong việc hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực ngày càng tăng khi ngày càng có nhiều nước châu Á vào nhóm các nước thu nhập trung bình và nhu cầu gia tăng về lao động có kỹ năng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cao hơn.
Ông cho rằng sự chênh lệch giữa những kiến thức nhà trường cung cấp cho sinh viên với các đòi hỏi thực tế của thị trường việc làm còn rất lớn và rõ tại châu Á.
Trong đó, ở Mông Cổ, những người tốt nghiệp trường dạy nghề có thu nhập cao hơn sinh viên tốt nghiệp các trường đai học hay cao đẳng.
Tại Thái Lan, nơi hệ thống giáo dục có xu hướng thiên về khoa học xã hội, 80% doanh nghiệp phàn nàn về khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên có năng lực kỹ thuật.
Tại Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp trong số sinh viên tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu của nước này chiếm 10% trong năm 2008.
Đối với các quốc gia ở Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á, báo cáo của ADB cho rằng các nước này nên đa dạng hóa nền giáo dục đại học để phù hợp với nhu cầu thị trường lao động.
ADB cũng khuyến khích quan hệ đối tác với các tổ chức khác và khu vực tư nhân để thúc đẩy cải cách giáo dục trung học và chuẩn bị tốt hơn cho sinh viên tìm kiếm việc làm trong tương lai.
Đây là báo cáo cuối cùng trong 8 báo cáo nghiên cứu của ADB về đào tạo đại học ở châu Á, bao gồm một loạt đề tài như tài trợ giáo dục đại học cho tăng trưởng; cải thiện sự tiếp cận công bằng trong giáo dục đại học; mở rộng sự tham gia trong giáo dục đại học bằng cách sử dụng những tiến bộ trong công nghệ thông tin và truyền thông; cải thiện các cơ hội giáo dục đại học tư nhân; thúc đẩy hợp tác khu vực và xuyên biên giới và củng cố hành chính và quản lý trong giáo dục đại học./.
Quan chức cấp cao Vụ Phát triển khu vực và bền vững phụ trách về thực hành giáo dục của ADB, ông Jouko Sarvi nhấn mạnh khả năng cạnh tranh của châu Á trong một thế giới toàn cầu hóa phụ thuộc vào sự sẵn sàng của các học sinh bước vào các trường đại học, khả năng làm việc của các sinh viên tốt nghiệp đại học, và sự đổi mới, khoa học - công nghệ tạo ra các dịch vụ và sản phẩm mới.
Theo ông Jouko Sarvi , các sinh viên châu Á cần phải được chuẩn bị tốt hơn trước những đòi hỏi cao hơn trong môi trường đại học, bao gồm cả kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện cần thiết trong nghiên cứu khoa học.
Vai trò của giáo dục trong việc hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực ngày càng tăng khi ngày càng có nhiều nước châu Á vào nhóm các nước thu nhập trung bình và nhu cầu gia tăng về lao động có kỹ năng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế cao hơn.
Ông cho rằng sự chênh lệch giữa những kiến thức nhà trường cung cấp cho sinh viên với các đòi hỏi thực tế của thị trường việc làm còn rất lớn và rõ tại châu Á.
Trong đó, ở Mông Cổ, những người tốt nghiệp trường dạy nghề có thu nhập cao hơn sinh viên tốt nghiệp các trường đai học hay cao đẳng.
Tại Thái Lan, nơi hệ thống giáo dục có xu hướng thiên về khoa học xã hội, 80% doanh nghiệp phàn nàn về khó khăn trong việc tuyển dụng nhân viên có năng lực kỹ thuật.
Tại Trung Quốc, tỷ lệ thất nghiệp trong số sinh viên tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu của nước này chiếm 10% trong năm 2008.
Đối với các quốc gia ở Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á, báo cáo của ADB cho rằng các nước này nên đa dạng hóa nền giáo dục đại học để phù hợp với nhu cầu thị trường lao động.
ADB cũng khuyến khích quan hệ đối tác với các tổ chức khác và khu vực tư nhân để thúc đẩy cải cách giáo dục trung học và chuẩn bị tốt hơn cho sinh viên tìm kiếm việc làm trong tương lai.
Đây là báo cáo cuối cùng trong 8 báo cáo nghiên cứu của ADB về đào tạo đại học ở châu Á, bao gồm một loạt đề tài như tài trợ giáo dục đại học cho tăng trưởng; cải thiện sự tiếp cận công bằng trong giáo dục đại học; mở rộng sự tham gia trong giáo dục đại học bằng cách sử dụng những tiến bộ trong công nghệ thông tin và truyền thông; cải thiện các cơ hội giáo dục đại học tư nhân; thúc đẩy hợp tác khu vực và xuyên biên giới và củng cố hành chính và quản lý trong giáo dục đại học./.
(TTXVN)