Theo báo Le Monde của Pháp, một số nước châu Á, với những bước tiến về công nghệ hạt nhân, đang đe dọa sự thống trị của các cường quốc trên thị trường năng lượng nguyên tử quốc tế.
Theo báo trên, thị trường năng lượng hạt nhân rất lớn, những khoản đầu tư của các quốc gia trong vòng 20 năm tới đây có thể lên đến 1.000 tỷ USD.
Hiện có 31 nước đang khai thác 440 lò phản ứng hạt nhân và khoảng 40 quốc gia khác, chủ yếu là những nước đang phát triển, cũng muốn quay sang nguồn năng lượng này để đáp ứng nhu cầu về điện của mình, chuẩn bị cho thời kỳ hậu dầu lửa và giảm khí thải CO2.
Từ nay đến năm 2030, có hơn 400 đề án trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, trong đó, riêng Nhật Bản đã dự kiến xây ít nhất 14 lò phản ứng hạt nhân.
Tập đoàn Kepco của Hàn Quốc cũng đã ký một hợp đồng với Thổ Nhĩ Kỳ vào trung tuần tháng Ba, sau khi giành được hợp đồng của Abu Dabi xây dựng bốn lò phản ứng hạt nhân.
Đối với Trung Quốc, chính sách chuyển giao công nghệ trong các hợp đồng mua bán giúp Bắc Kinh có thể tự lực trong lĩnh vực này.
Nhìn lại bản đồ thị trường mà các "con hổ" châu Á đang tranh đua với các cường quốc trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự, tờ Thế giới nhận định Hàn Quốc đang nhắm vào châu Á và các nước vùng Vịnh, Trung Quốc có thể cạnh tranh với Nhật Bản ở khu vực này trong bối cảnh Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Myanmar và Malaysia đang đưa ra những chương trình về điện nguyên tử.
Trong khi đó, Nga trước mắt đang nhắm vào thị trường các quốc gia ở Đông Âu, Kavkaz và Trung Á, đồng thời tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này với các nước Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và thế giới Arập.
Trong tương lai, Nga còn muốn vươn sang Mỹ Latinh./.
Theo báo trên, thị trường năng lượng hạt nhân rất lớn, những khoản đầu tư của các quốc gia trong vòng 20 năm tới đây có thể lên đến 1.000 tỷ USD.
Hiện có 31 nước đang khai thác 440 lò phản ứng hạt nhân và khoảng 40 quốc gia khác, chủ yếu là những nước đang phát triển, cũng muốn quay sang nguồn năng lượng này để đáp ứng nhu cầu về điện của mình, chuẩn bị cho thời kỳ hậu dầu lửa và giảm khí thải CO2.
Từ nay đến năm 2030, có hơn 400 đề án trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, trong đó, riêng Nhật Bản đã dự kiến xây ít nhất 14 lò phản ứng hạt nhân.
Tập đoàn Kepco của Hàn Quốc cũng đã ký một hợp đồng với Thổ Nhĩ Kỳ vào trung tuần tháng Ba, sau khi giành được hợp đồng của Abu Dabi xây dựng bốn lò phản ứng hạt nhân.
Đối với Trung Quốc, chính sách chuyển giao công nghệ trong các hợp đồng mua bán giúp Bắc Kinh có thể tự lực trong lĩnh vực này.
Nhìn lại bản đồ thị trường mà các "con hổ" châu Á đang tranh đua với các cường quốc trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân dân sự, tờ Thế giới nhận định Hàn Quốc đang nhắm vào châu Á và các nước vùng Vịnh, Trung Quốc có thể cạnh tranh với Nhật Bản ở khu vực này trong bối cảnh Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Myanmar và Malaysia đang đưa ra những chương trình về điện nguyên tử.
Trong khi đó, Nga trước mắt đang nhắm vào thị trường các quốc gia ở Đông Âu, Kavkaz và Trung Á, đồng thời tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này với các nước Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và thế giới Arập.
Trong tương lai, Nga còn muốn vươn sang Mỹ Latinh./.
(TTXVN/Vietnam+)