Với rất nhiều mục đích khác nhau như kinh doanh, học tập, nghỉ dưỡng..., người Pháp đang đổ xô tới châu Á với tần suất mạnh hơn bao giờ hết, khi mà triển vọng kinh tế tại khu vực này đang tương phản hoàn toàn với tình trạng nợ nần lan rộng tại châu Âu.
Mặc dù châu Á chưa bao giờ là điểm đến phổ biến đối với người Pháp, tuy nhiên, số người Pháp tại phương Đông lại đang gia tăng với tốc độ nhanh nhất so với các nước khác. Theo thống kê của Chính phủ Pháp, số người Pháp tại châu Á trong năm 2011 đã tăng tới 11% so với năm 2010, trong đó số người Pháp tại Indonesia tăng 22% và tại Trung Quốc tăng 11,4%.
Hiện nay, số người Pháp đang sinh sống tại nước ngoài lên tới 1,6 triệu người. Trong đó, có khoảng 110.000 người sống tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo các nhà phân tích, cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, sức tăng trưởng GDP trung bình khoảng 6% của các nền kinh tế mới nổi của châu Á và sự quan tâm ngày càng lớn của sinh viên tới châu Á chính là các nhân tố dẫn tới sự thay đổi này.
Mattieu Lefort, người đứng đầu Văn phòng hỗ trợ xuất khẩu thuộc Chính phủ Pháp, cho biết trong vài tháng cho tới 1 năm trở lại đây, các doanh nghiệp Pháp đã đổ dồn về châu Á tìm kiếm lợi nhuận, điều mà họ khó có thể thực hiện tại thị trường Pháp trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện tại.
Phòng Thương mại và Công nghiệp của Pháp tại Trung Quốc đã mở nhiều văn phòng tại Bắc Kinh, Thượng Hải và mới đây là thành lập chi nhánh tại thành phố Thành Đô, ở phía Tây Nam Trung Quốc, nơi mà các doanh nghiệp được hưởng lợi từ chính sách cắt giảm thuế và chi phí nhân công thấp hơn.
Hai doanh nhân Thomas Portolano, 31 tuổi và Michael Amiot, 30 tuổi, vừa chuyển từ Paris đến Hong Kong để phát triển công ty mới, chuyên cung cấp các dịch vụ nhập khẩu trực tuyến các thiết bị điện tử như đầu DVD và máy trò chơi điện tử của Trung Quốc.
Giải thích cho động thái này, Portolano và Amiot cho biết các lệ phí, thuế quan và thủ tục pháp lý tại Pháp đã khiến họ phải tốn rất nhiều thời gian, trong khi thị trường Trung Quốc là nơi hoạt động kinh doanh có thể được thực hiện một cách dễ dàng, ví dụ tại đặc khu hành chính Hong Kong, nơi có hệ thống tài chính riêng, dựa trên các chính sách quản lý đơn giản, với mức thuế thấp.
Chính quyền Hong Kong không đánh thuế đối với lợi nhuận thu từ việc bán các khoản đầu tư, thuế thừa kế, thuế doanh thu, còn thuế thu nhập và thuế lợi nhuận chỉ giới hạn không quá 15-16,5%. Tại đây, doanh nghiệp nước ngoài có thể đầu tư tự do mà không bị hạn chế về quyền sở hữu hoặc tính lưu động của vốn và tài sản.
Mới đây, Hong Kong đã ký một thỏa thuận với Pháp để ngăn chặn việc đánh thuế hai lần. Amiot nói: "Môi trường kinh doanh ở đây rất giàu triển vọng, trái ngược với bầu không khí ảm đạm tại Pháp."
Ông Mattieu Lefort nhận định rằng các doanh nhân Pháp đang hòa theo xu hướng đẩy mạnh đầu tư vào châu Á giống như những doanh nhân châu Âu khác. Ông cho biết hiện có khoảng gần 100.000 nhà xuất khẩu của Pháp đang hoạt động trên khắp thế giới, so với số lượng tương ứng các nhà xuất khẩu Italy và Đức là 200.000 và 400.000.
Trong năm 2011, thặng dư thương mại mà Pháp đạt được với Hong Kong lên tới 3,8 tỷ euro (khoảng 4,95 tỷ USD), mức cao thứ hai chỉ xếp sau thặng dư thương mại với Anh. Khoảng 700 công ty Pháp đang hoạt động tại Hong Kong, sử dụng hơn 30.000 lao động và tạo ra doanh thu hàng năm lên tới 7 tỷ euro.
Đối với người Pháp, Ấn Độ cũng là một cường quốc kinh tế mới nổi, nhưng nước này lại nổi tiếng với nạn quan liêu, thủ tục hành chính rườm rà và chính sách bảo hộ mạnh mẽ. Bởi vậy, đây không được xem là điểm đến lý tưởng cho người Pháp, thể hiện qua việc số người Pháp sinh sống tại quốc gia Nam Á này trong năm ngoái chỉ tăng 6,6% so với năm trước đó, lên mức khiêm tốn 9.600 người.
Trong khi đó, Thái Lan và Indonesia lại có sức thu hút riêng đối với người Pháp ngoài môi trường kinh doanh, đó là sự thú vị của lối sống phóng khoáng tại vùng nhiệt đới. Số người Pháp tại Thái Lan tính tới năm 2011 là 28.550 người , tăng 15% kể từ năm 2007. Khu du lịch đảo Bali của Indonesia đã đón nhận một làn sóng những người về hưu của Pháp đến để tận hưởng một cuộc sống ít tốn kém hơn so với tại quê nhà.
Bà Claudie Courot, 63 tuổi, người đã sống trên đảo Bali cũng người chồng 65 tuổi của mình suốt 3 năm qua, nói: "Chi phí sinh hoạt tại đây khác xa tại Pháp. Chúng tôi không phải nộp thuế tài sản, thuế địa phương. Chúng tôi có một ngôi nhà rộng lớn bao quanh bởi những cánh đồng lúa, tận hưởng cuộc sống trong hòa bình và yên tĩnh.”./.
Mặc dù châu Á chưa bao giờ là điểm đến phổ biến đối với người Pháp, tuy nhiên, số người Pháp tại phương Đông lại đang gia tăng với tốc độ nhanh nhất so với các nước khác. Theo thống kê của Chính phủ Pháp, số người Pháp tại châu Á trong năm 2011 đã tăng tới 11% so với năm 2010, trong đó số người Pháp tại Indonesia tăng 22% và tại Trung Quốc tăng 11,4%.
Hiện nay, số người Pháp đang sinh sống tại nước ngoài lên tới 1,6 triệu người. Trong đó, có khoảng 110.000 người sống tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo các nhà phân tích, cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, sức tăng trưởng GDP trung bình khoảng 6% của các nền kinh tế mới nổi của châu Á và sự quan tâm ngày càng lớn của sinh viên tới châu Á chính là các nhân tố dẫn tới sự thay đổi này.
Mattieu Lefort, người đứng đầu Văn phòng hỗ trợ xuất khẩu thuộc Chính phủ Pháp, cho biết trong vài tháng cho tới 1 năm trở lại đây, các doanh nghiệp Pháp đã đổ dồn về châu Á tìm kiếm lợi nhuận, điều mà họ khó có thể thực hiện tại thị trường Pháp trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện tại.
Phòng Thương mại và Công nghiệp của Pháp tại Trung Quốc đã mở nhiều văn phòng tại Bắc Kinh, Thượng Hải và mới đây là thành lập chi nhánh tại thành phố Thành Đô, ở phía Tây Nam Trung Quốc, nơi mà các doanh nghiệp được hưởng lợi từ chính sách cắt giảm thuế và chi phí nhân công thấp hơn.
Hai doanh nhân Thomas Portolano, 31 tuổi và Michael Amiot, 30 tuổi, vừa chuyển từ Paris đến Hong Kong để phát triển công ty mới, chuyên cung cấp các dịch vụ nhập khẩu trực tuyến các thiết bị điện tử như đầu DVD và máy trò chơi điện tử của Trung Quốc.
Giải thích cho động thái này, Portolano và Amiot cho biết các lệ phí, thuế quan và thủ tục pháp lý tại Pháp đã khiến họ phải tốn rất nhiều thời gian, trong khi thị trường Trung Quốc là nơi hoạt động kinh doanh có thể được thực hiện một cách dễ dàng, ví dụ tại đặc khu hành chính Hong Kong, nơi có hệ thống tài chính riêng, dựa trên các chính sách quản lý đơn giản, với mức thuế thấp.
Chính quyền Hong Kong không đánh thuế đối với lợi nhuận thu từ việc bán các khoản đầu tư, thuế thừa kế, thuế doanh thu, còn thuế thu nhập và thuế lợi nhuận chỉ giới hạn không quá 15-16,5%. Tại đây, doanh nghiệp nước ngoài có thể đầu tư tự do mà không bị hạn chế về quyền sở hữu hoặc tính lưu động của vốn và tài sản.
Mới đây, Hong Kong đã ký một thỏa thuận với Pháp để ngăn chặn việc đánh thuế hai lần. Amiot nói: "Môi trường kinh doanh ở đây rất giàu triển vọng, trái ngược với bầu không khí ảm đạm tại Pháp."
Ông Mattieu Lefort nhận định rằng các doanh nhân Pháp đang hòa theo xu hướng đẩy mạnh đầu tư vào châu Á giống như những doanh nhân châu Âu khác. Ông cho biết hiện có khoảng gần 100.000 nhà xuất khẩu của Pháp đang hoạt động trên khắp thế giới, so với số lượng tương ứng các nhà xuất khẩu Italy và Đức là 200.000 và 400.000.
Trong năm 2011, thặng dư thương mại mà Pháp đạt được với Hong Kong lên tới 3,8 tỷ euro (khoảng 4,95 tỷ USD), mức cao thứ hai chỉ xếp sau thặng dư thương mại với Anh. Khoảng 700 công ty Pháp đang hoạt động tại Hong Kong, sử dụng hơn 30.000 lao động và tạo ra doanh thu hàng năm lên tới 7 tỷ euro.
Đối với người Pháp, Ấn Độ cũng là một cường quốc kinh tế mới nổi, nhưng nước này lại nổi tiếng với nạn quan liêu, thủ tục hành chính rườm rà và chính sách bảo hộ mạnh mẽ. Bởi vậy, đây không được xem là điểm đến lý tưởng cho người Pháp, thể hiện qua việc số người Pháp sinh sống tại quốc gia Nam Á này trong năm ngoái chỉ tăng 6,6% so với năm trước đó, lên mức khiêm tốn 9.600 người.
Trong khi đó, Thái Lan và Indonesia lại có sức thu hút riêng đối với người Pháp ngoài môi trường kinh doanh, đó là sự thú vị của lối sống phóng khoáng tại vùng nhiệt đới. Số người Pháp tại Thái Lan tính tới năm 2011 là 28.550 người , tăng 15% kể từ năm 2007. Khu du lịch đảo Bali của Indonesia đã đón nhận một làn sóng những người về hưu của Pháp đến để tận hưởng một cuộc sống ít tốn kém hơn so với tại quê nhà.
Bà Claudie Courot, 63 tuổi, người đã sống trên đảo Bali cũng người chồng 65 tuổi của mình suốt 3 năm qua, nói: "Chi phí sinh hoạt tại đây khác xa tại Pháp. Chúng tôi không phải nộp thuế tài sản, thuế địa phương. Chúng tôi có một ngôi nhà rộng lớn bao quanh bởi những cánh đồng lúa, tận hưởng cuộc sống trong hòa bình và yên tĩnh.”./.
Minh Trang (TTXVN)