Hãng chế tạo máy bay châu Âu Airbus ngày 7/3 cho rằng châu Á sẽ trở thành thị trường máy bay lớn nhất vào năm 2029, với việc chiếm tới 1/3 đơn đặt hàng máy bay của toàn thế giới, trong bối cảnh nhu cầu đi lại bằng đường hàng không trong khu vực đang tăng cao cùng với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.
Trong báo cáo "Dự báo Thị trường châu Á-Thái Bình Dương," Airbus cho rằng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của toàn thế giới dự báo sẽ tăng gấp đôi trong vòng 15 năm tới.
Trong đó khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trên đà vượt Bắc Mỹ và châu Âu trở thành thị trường vận tải hàng không lớn nhất, với khả năng sẽ mua thêm khoảng 8.560 máy bay trị giá 1.200 tỷ USD từ nay đến năm 2029, tức chiếm khoảng 33% tổng đơn đặt hàng của toàn thế giới, tăng so với mức 26% trong thời gian từ 1990-2009.
Tại cuộc họp báo ở Hongkong, Chris Emerson, Phó Chủ tịch phụ trách chiến lược sản phẩm và dự báo thị trường của Airbus, nhận xét châu Á hiện có đội máy bay mới nhất và hiện đại nhất, trong khi khu vực này cũng đang nổi lên như là thị trường tăng trưởng chủ chốt của các hãng hàng không giá rẻ.
Airbus cho biết năm ngoái, ngành hàng không thế giới đã đạt lợi nhuận hoạt động kỷ lục 30 tỷ USD, trong đó dẫn đầu là các hãng hàng không châu Á. Airbus dự báo trong hai thập kỷ tới, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình của thế giới, trong đó hoạt động vận tải hành khách dự báo tăng 5,8%/năm, so với mức 4,8%/năm của thế giới, trong khi hoạt động vận tải hàng hóa tăng 7%/năm, cao hơn mức 5,9% của thế giới.
Theo Airbus, lĩnh vực kinh doanh chuyên cơ (các máy bay cỡ nhỏ có sức chứa chỉ khoảng 19 người, với các khách hàng hiện nay thường là các tỷ phú hay chính phủ) của hãng đã lập kỷ lục trong năm ngoái với việc đã chuyển giao 15 chiếc có tổng giá trị 1,5 tỷ USD, trong đó Trung Quốc là thị trường tăng trưởng nhanh nhất, chiếm khoảng 25% doanh số bán loại máy bay này của Airbus.
Francois Chazelle, Phó Chủ tịch phụ trách điều hành và bộ phận hàng không tư nhân của Airbus, cho rằng thị trường chuyên cơ của Trung Quốc sẽ tiến sát ngưỡng 50% của khu vực Trung Đông chỉ trong vòng vài năm tới./.
Trong báo cáo "Dự báo Thị trường châu Á-Thái Bình Dương," Airbus cho rằng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của toàn thế giới dự báo sẽ tăng gấp đôi trong vòng 15 năm tới.
Trong đó khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang trên đà vượt Bắc Mỹ và châu Âu trở thành thị trường vận tải hàng không lớn nhất, với khả năng sẽ mua thêm khoảng 8.560 máy bay trị giá 1.200 tỷ USD từ nay đến năm 2029, tức chiếm khoảng 33% tổng đơn đặt hàng của toàn thế giới, tăng so với mức 26% trong thời gian từ 1990-2009.
Tại cuộc họp báo ở Hongkong, Chris Emerson, Phó Chủ tịch phụ trách chiến lược sản phẩm và dự báo thị trường của Airbus, nhận xét châu Á hiện có đội máy bay mới nhất và hiện đại nhất, trong khi khu vực này cũng đang nổi lên như là thị trường tăng trưởng chủ chốt của các hãng hàng không giá rẻ.
Airbus cho biết năm ngoái, ngành hàng không thế giới đã đạt lợi nhuận hoạt động kỷ lục 30 tỷ USD, trong đó dẫn đầu là các hãng hàng không châu Á. Airbus dự báo trong hai thập kỷ tới, khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình của thế giới, trong đó hoạt động vận tải hành khách dự báo tăng 5,8%/năm, so với mức 4,8%/năm của thế giới, trong khi hoạt động vận tải hàng hóa tăng 7%/năm, cao hơn mức 5,9% của thế giới.
Theo Airbus, lĩnh vực kinh doanh chuyên cơ (các máy bay cỡ nhỏ có sức chứa chỉ khoảng 19 người, với các khách hàng hiện nay thường là các tỷ phú hay chính phủ) của hãng đã lập kỷ lục trong năm ngoái với việc đã chuyển giao 15 chiếc có tổng giá trị 1,5 tỷ USD, trong đó Trung Quốc là thị trường tăng trưởng nhanh nhất, chiếm khoảng 25% doanh số bán loại máy bay này của Airbus.
Francois Chazelle, Phó Chủ tịch phụ trách điều hành và bộ phận hàng không tư nhân của Airbus, cho rằng thị trường chuyên cơ của Trung Quốc sẽ tiến sát ngưỡng 50% của khu vực Trung Đông chỉ trong vòng vài năm tới./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)