Theo đánh giá mới đây của Liên hợp quốc, các nước châu Á cần tăng thêm chi tiêu cho các biện pháp giảm thiểu nguy cơ xảy ra thảm họa để đạt được các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDG) về giảm đói nghèo, và cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục từ nay đến năm 2015.
Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học thảm họa (CRED) cho biết trong năm 2009, châu Á chiếm khoảng 40% trong tổng số hơn 330 vụ thiên tai trên toàn thế giới, song số nạn nhân lại chiếm tới 89%.
Thiệt hại do thảm họa gây ra đã tăng lên gần 1.000 tỷ USD so với mức 75,5 tỷ USD vào thập niên 1960 của thế kỷ trước. Hiện có khoảng 85% dân số tại các nước đang phát triển trên toàn thế giới phải hứng chịu động đất, bão, lũ lụt và hạn hán.
Phát biểu tại một hội nghị các nghị sĩ châu Á ở thủ đô Manila của Philippines, bà Margareta Wahlstrom, đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về giảm thiểu nguy cơ thảm họa, cho rằng các chính phủ cần dành ít nhất 1% ngân sách quốc gia cho các dự án giảm thiểu nguy cơ thảm họa.
Bà nói: "Nếu các chính phủ đã phân bổ một phần ngân sách để đạt được MDGs, có lẽ chúng ta có thể cân nhắc tăng chi cho giảm thiểu nguy cơ thảm họa nếu không ta sẽ không thể đạt được các mục tiêu này."
Theo bà, giảm thiểu nguy cơ thảm họa là sẽ góp phần giảm đói nghèo nhờ đảm bảo tài sản của người dân không bị thiên tai phá hoại, đặc biệt là ở những nước có mức bảo hiểm thấp.
Cụ thể, các bước tiến hành sẽ bắt đầu từ việc xây dựng các trường học, bệnh viện và nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở phòng chống thiên tai tốt hơn, an toàn hơn cho đến việc tăng cường các kỹ năng chăm sóc sức khỏe cộng đồng, ứng phó kịp thời trong những trường hợp khẩn cấp./.
Trung tâm Nghiên cứu dịch tễ học thảm họa (CRED) cho biết trong năm 2009, châu Á chiếm khoảng 40% trong tổng số hơn 330 vụ thiên tai trên toàn thế giới, song số nạn nhân lại chiếm tới 89%.
Thiệt hại do thảm họa gây ra đã tăng lên gần 1.000 tỷ USD so với mức 75,5 tỷ USD vào thập niên 1960 của thế kỷ trước. Hiện có khoảng 85% dân số tại các nước đang phát triển trên toàn thế giới phải hứng chịu động đất, bão, lũ lụt và hạn hán.
Phát biểu tại một hội nghị các nghị sĩ châu Á ở thủ đô Manila của Philippines, bà Margareta Wahlstrom, đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về giảm thiểu nguy cơ thảm họa, cho rằng các chính phủ cần dành ít nhất 1% ngân sách quốc gia cho các dự án giảm thiểu nguy cơ thảm họa.
Bà nói: "Nếu các chính phủ đã phân bổ một phần ngân sách để đạt được MDGs, có lẽ chúng ta có thể cân nhắc tăng chi cho giảm thiểu nguy cơ thảm họa nếu không ta sẽ không thể đạt được các mục tiêu này."
Theo bà, giảm thiểu nguy cơ thảm họa là sẽ góp phần giảm đói nghèo nhờ đảm bảo tài sản của người dân không bị thiên tai phá hoại, đặc biệt là ở những nước có mức bảo hiểm thấp.
Cụ thể, các bước tiến hành sẽ bắt đầu từ việc xây dựng các trường học, bệnh viện và nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở phòng chống thiên tai tốt hơn, an toàn hơn cho đến việc tăng cường các kỹ năng chăm sóc sức khỏe cộng đồng, ứng phó kịp thời trong những trường hợp khẩn cấp./.
(TTXVN/Vietnam+)