Hoạt động sản xuất, chế tạo tại các cường quốc xuất khẩu ở châu Á trong tháng 10/2011 đã tăng chậm lại và xấp xỉ mức thấp nhất trong gần 3 tháng qua, trong bối cảnh nhu cầu tại châu Âu giảm sút. Điều này đang làm gia tăng nỗi lo rằng cuộc khủng hoảng nợ công tại khu vực đồng euro (Eurozone) đang "gặm nhấm" tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Theo số liệu công bố ngày 1/11, chỉ số quản lý sức mua của Trung Quốc (PMI) bất ngờ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009 là 50,4% trong tháng 10/2011, theo đó chỉ số này ngày càng tiến gần đến ranh giới giữa tăng trưởng và sụt giảm, trước tác động của việc các đơn đặt hàng xuất khẩu giảm mạnh, đặc biệt là từ Liên minh châu Âu (EU) - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.
Tại các nước châu Á khác, PMI của Hàn Quốc vẫn ở dưới ngưỡng 50% trong tháng thứ ba liên tiếp - chuỗi giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009. Xuất khẩu của Hàn Quốc sang EU từ ngày 1/10 đến 20/10/2011 đã giảm 20% so với cùng kỳ năm 2010, trong khi sang Mỹ chỉ giảm 7%.
Nhà kinh tế Tim Condon thuộc ING nhận định xuất khẩu của Hàn Quốc nhìn chung mau hồi phục từ đầu năm tới nay, bất chấp tình hình yếu kém ở các nơi khác, nhất là tại Đài Loan, nhưng số liệu vừa công bố cho thấy dấu hiệu "rạn nứt" đầu tiên. Chỉ số PMI của Đài Loan trong tháng 10/2011 rớt xuống 43,7% - mức thấp nhất trong 33 tháng trở lại đây. Trong thời gian này, chỉ có Ấn Độ - một nước ít phụ thuộc vào xuất khẩu hơn nhiều - có thể thoát khỏi xu hướng chung trong khu vực, với PMI tăng nhẹ và chỉ số đơn đặt hàng cũng tăng lên sau chuỗi giảm kéo dài 6 tháng liên tiếp.
Không chỉ tại châu Á, hoạt động sản xuất và chế tạo trên toàn cầu tại châu Âu và Mỹ cũng chậm lại trong tháng 10/2011 trong bối cảnh nhu cầu yếu kém. Giới phân tích nhận định việc lĩnh vực chế tạo của Anh - nền kinh tế lớn thứ ba EU - giảm với tốc độ nhanh nhất trong hai năm qua trong tháng 10/2011 với chỉ số PMI giảm xuống 47,4%, thấp hơn dự báo của hầu hết các nhà kinh tế, cho thấy thực tế châu Âu đang bên bờ vực suy thoái mới.
Tại Mỹ, lĩnh vực chế tạo của nước này cũng tăng thấp hơn dự báo, với chỉ số quản lý nguồn cung giảm xuống 50,8% trong tháng 10/2011, so với 51,6% trong tháng 9/2011, nhưng số đơn đặt hàng mới tăng lần đầu tiên trong 6 tháng qua, trong khi lượng hàng tồn kho giảm.
Tuy nhiên, một tin vui cho khu vực châu Á là theo điều tra PMI vừa công bố, lạm phát có dấu hiệu thuyên giảm khi chỉ số giá đầu vào giảm trên toàn khu vực. Sự cải thiện này được các nhà hoạch định chính sách đặc biệt hoan nghênh bởi lâu nay họ vẫn không muốn nới lỏng các điều kiện tín dụng trong bối cảnh lạm phát đứng ở mức cao.
Tại Trung Quốc, chỉ số giá đầu vào tụt xuống dưới ngưỡng 50% lần đầu tiên kể từ tháng 4/2009 và đứng ở mức 46,2% trong tháng 10/2011, so với 56,6% trong tháng trước đó, góp phần ủng hộ quan điểm rằng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ kéo dài cả năm qua của Bắc Kinh có thể kết thúc. Tuy vậy, các nhà kinh tế nhận định rằng ít cơ hội cho việc cắt giảm lãi suất trước năm 2012. Thay vào đó, Trung Quốc có thể áp dụng các biện pháp nới lỏng các điều kiện cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ./.
Theo số liệu công bố ngày 1/11, chỉ số quản lý sức mua của Trung Quốc (PMI) bất ngờ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2009 là 50,4% trong tháng 10/2011, theo đó chỉ số này ngày càng tiến gần đến ranh giới giữa tăng trưởng và sụt giảm, trước tác động của việc các đơn đặt hàng xuất khẩu giảm mạnh, đặc biệt là từ Liên minh châu Âu (EU) - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc.
Tại các nước châu Á khác, PMI của Hàn Quốc vẫn ở dưới ngưỡng 50% trong tháng thứ ba liên tiếp - chuỗi giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009. Xuất khẩu của Hàn Quốc sang EU từ ngày 1/10 đến 20/10/2011 đã giảm 20% so với cùng kỳ năm 2010, trong khi sang Mỹ chỉ giảm 7%.
Nhà kinh tế Tim Condon thuộc ING nhận định xuất khẩu của Hàn Quốc nhìn chung mau hồi phục từ đầu năm tới nay, bất chấp tình hình yếu kém ở các nơi khác, nhất là tại Đài Loan, nhưng số liệu vừa công bố cho thấy dấu hiệu "rạn nứt" đầu tiên. Chỉ số PMI của Đài Loan trong tháng 10/2011 rớt xuống 43,7% - mức thấp nhất trong 33 tháng trở lại đây. Trong thời gian này, chỉ có Ấn Độ - một nước ít phụ thuộc vào xuất khẩu hơn nhiều - có thể thoát khỏi xu hướng chung trong khu vực, với PMI tăng nhẹ và chỉ số đơn đặt hàng cũng tăng lên sau chuỗi giảm kéo dài 6 tháng liên tiếp.
Không chỉ tại châu Á, hoạt động sản xuất và chế tạo trên toàn cầu tại châu Âu và Mỹ cũng chậm lại trong tháng 10/2011 trong bối cảnh nhu cầu yếu kém. Giới phân tích nhận định việc lĩnh vực chế tạo của Anh - nền kinh tế lớn thứ ba EU - giảm với tốc độ nhanh nhất trong hai năm qua trong tháng 10/2011 với chỉ số PMI giảm xuống 47,4%, thấp hơn dự báo của hầu hết các nhà kinh tế, cho thấy thực tế châu Âu đang bên bờ vực suy thoái mới.
Tại Mỹ, lĩnh vực chế tạo của nước này cũng tăng thấp hơn dự báo, với chỉ số quản lý nguồn cung giảm xuống 50,8% trong tháng 10/2011, so với 51,6% trong tháng 9/2011, nhưng số đơn đặt hàng mới tăng lần đầu tiên trong 6 tháng qua, trong khi lượng hàng tồn kho giảm.
Tuy nhiên, một tin vui cho khu vực châu Á là theo điều tra PMI vừa công bố, lạm phát có dấu hiệu thuyên giảm khi chỉ số giá đầu vào giảm trên toàn khu vực. Sự cải thiện này được các nhà hoạch định chính sách đặc biệt hoan nghênh bởi lâu nay họ vẫn không muốn nới lỏng các điều kiện tín dụng trong bối cảnh lạm phát đứng ở mức cao.
Tại Trung Quốc, chỉ số giá đầu vào tụt xuống dưới ngưỡng 50% lần đầu tiên kể từ tháng 4/2009 và đứng ở mức 46,2% trong tháng 10/2011, so với 56,6% trong tháng trước đó, góp phần ủng hộ quan điểm rằng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ kéo dài cả năm qua của Bắc Kinh có thể kết thúc. Tuy vậy, các nhà kinh tế nhận định rằng ít cơ hội cho việc cắt giảm lãi suất trước năm 2012. Thay vào đó, Trung Quốc có thể áp dụng các biện pháp nới lỏng các điều kiện cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ./.
Như Mai (TTXVN/Vietnam+)