Ngày 6/12, nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đã đề xuất thành lập một thị trường giao dịch trái phiếu chung cho toàn khu vực trong nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng euro (Eurozone).
Khi các bộ trưởng tài chính châu Âu nhóm họp ngày 6/12 tại Brussels (Bỉ) để tìm cách bảo đảm tương lai của đồng euro, trong một bài viết chung đăng trên tờ Thời báo Tài chính (Anh), Bộ trưởng Tài chính Luxembourg Jean-Claude Juncker, người đứng đầu nhóm Eurogroup, và Bộ trưởng tài chính Italy Giulio Tremonti đã kêu gọi nhanh chóng cho ra đời một loại trái phiếu mới - trái phiếu chủ quyền châu Âu - nhằm phát đi một thông điệp tới các thị trường cũng như người dân châu Âu về vai trò không thể thay thế của đồng euro.
Theo hai ông, kế hoạch này sẽ dẫn tới việc thành lập một thị trường toàn cầu cho các trái phiếu của châu Âu, điều theo đó sẽ giúp bảo vệ các nước khỏi làn sóng đầu cơ và thu hút thêm luồng vốn chảy vào châu lục này.
Hai ông tin rằng đề xuất này sẽ là một sự ứng phó mạnh mẽ, đáng tin cậy và kịp thời đối với cuộc khủng hoảng nợ hiện nay. Hai ông cũng cho biết Ủy ban châu Âu (EC) có thể sẽ tiến hành những bước đi nhằm thành lập một cơ quan chịu trách nhiệm phát hành các trái phiếu này trong tháng 12 này.
Tuy nhiên, Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - đã bác bỏ khả năng trái phiếu chủ quyền châu Âu sẽ sớm ra đời, cho thấy sự chia rẽ tại khu vực Eurozone về cách thức đối phó với cuộc khủng hoảng đang đe dọa đồng tiền chung châu Âu.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho rằng việc cho ra đời loại trái phiếu chung như vậy tại khu vực Eurozone là không khả thi nếu không có những thay đổi cơ bản trong khung pháp lý của châu Âu. Theo ông, điều có ý nghĩa sống còn đó là chính phủ các nước có các sáng kiến để bảo đảm các quy định về tài chính và nếu không họ sẽ phải chịu sự trừng phạt.
Đề xuất cho ra đời trái phiếu chủ quyền châu Âu được đưa ra ngay trước thềm cuộc họp của các bộ trưởng tài chính châu Âu, trong bối cảnh nhiều người đang tỏ ra nghi ngờ về cơ chế ứng phó với cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone.
Gói cứu trợ mà Ireland vừa giành được cũng đang bị đe dọa bởi những biến động chính trị ở trong nước, do các nhà lãnh đạo nước này đang chuẩn bị cố thông qua kế hoạch ngân sách "kham khổ," và ngày càng nhiều người lo ngại rằng Bồ Đào Nha cũng có thể phải cần tới một gói giải cứu./.
Khi các bộ trưởng tài chính châu Âu nhóm họp ngày 6/12 tại Brussels (Bỉ) để tìm cách bảo đảm tương lai của đồng euro, trong một bài viết chung đăng trên tờ Thời báo Tài chính (Anh), Bộ trưởng Tài chính Luxembourg Jean-Claude Juncker, người đứng đầu nhóm Eurogroup, và Bộ trưởng tài chính Italy Giulio Tremonti đã kêu gọi nhanh chóng cho ra đời một loại trái phiếu mới - trái phiếu chủ quyền châu Âu - nhằm phát đi một thông điệp tới các thị trường cũng như người dân châu Âu về vai trò không thể thay thế của đồng euro.
Theo hai ông, kế hoạch này sẽ dẫn tới việc thành lập một thị trường toàn cầu cho các trái phiếu của châu Âu, điều theo đó sẽ giúp bảo vệ các nước khỏi làn sóng đầu cơ và thu hút thêm luồng vốn chảy vào châu lục này.
Hai ông tin rằng đề xuất này sẽ là một sự ứng phó mạnh mẽ, đáng tin cậy và kịp thời đối với cuộc khủng hoảng nợ hiện nay. Hai ông cũng cho biết Ủy ban châu Âu (EC) có thể sẽ tiến hành những bước đi nhằm thành lập một cơ quan chịu trách nhiệm phát hành các trái phiếu này trong tháng 12 này.
Tuy nhiên, Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - đã bác bỏ khả năng trái phiếu chủ quyền châu Âu sẽ sớm ra đời, cho thấy sự chia rẽ tại khu vực Eurozone về cách thức đối phó với cuộc khủng hoảng đang đe dọa đồng tiền chung châu Âu.
Bộ trưởng Tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho rằng việc cho ra đời loại trái phiếu chung như vậy tại khu vực Eurozone là không khả thi nếu không có những thay đổi cơ bản trong khung pháp lý của châu Âu. Theo ông, điều có ý nghĩa sống còn đó là chính phủ các nước có các sáng kiến để bảo đảm các quy định về tài chính và nếu không họ sẽ phải chịu sự trừng phạt.
Đề xuất cho ra đời trái phiếu chủ quyền châu Âu được đưa ra ngay trước thềm cuộc họp của các bộ trưởng tài chính châu Âu, trong bối cảnh nhiều người đang tỏ ra nghi ngờ về cơ chế ứng phó với cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone.
Gói cứu trợ mà Ireland vừa giành được cũng đang bị đe dọa bởi những biến động chính trị ở trong nước, do các nhà lãnh đạo nước này đang chuẩn bị cố thông qua kế hoạch ngân sách "kham khổ," và ngày càng nhiều người lo ngại rằng Bồ Đào Nha cũng có thể phải cần tới một gói giải cứu./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)