Ngày 27/2, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phụ trách khu vực châu Âu Antonio Borges khẳng định, trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính hiện nay, phục hồi nền kinh tế phải là ưu tiên hàng đầu của châu Âu dựa trên cơ sở tập trung xây dựng lại năng lực cạnh tranh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm.
Ông Borges cho rằng, tự do hóa hơn nữa dòng vốn có thể cung cấp những giải pháp mạnh giúp châu Âu vượt qua những vấn đề nan giải nhất nhờ đẩy nhanh tiến độ phân phối lại các nguồn tài nguyên.
Ông nêu rõ, hệ thống tài chính yếu kém vẫn là thách thức lớn của châu Âu, vì vậy châu lục cần tập trung tăng cường tài chính, đặc biệt trong hệ thống ngân hàng.
Cùng với việc xử lý thích đáng cuộc khủng hoảng nợ chủ quyền và những nguy cơ hệ thống kèm theo nó, châu Âu cần tiến hành một cuộc cách mạng trong việc cải tổ các khuôn khổ quy chế.
Cuộc cách mạng này sẽ tác động sâu rộng đến hệ thống tài chính toàn châu Âu. Sự phục hồi của các nền kinh tế lớn nhất châu lục có thể giúp đẩy nhanh tăng trưởng của những khu vực rộng lớn. Tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông và Trung Âu mới nổi được thúc đẩy với tốc độ có thể đạt 3,6% trong năm 2011.
Giám đốc khu vực châu Âu của IMF nhấn mạnh, "lục địa già" cũng cần đẩy nhanh tiến trình hội nhập nội bộ sâu rộng hơn. Nhiều khó khăn kinh tế hiện nay của châu Âu bắt nguồn từ sự hội nhập không hiệu quả này.
Theo ông, liên minh tiền tệ châu Âu nhưng vẫn chưa hoàn toàn tự do hóa dòng vốn cũng như không tập trung hóa quyền lực tài chính lớn hơn. Chỉ có thúc đẩy hai nhân tố tài chính trên, những khó khăn kinh tế của từng nước và toàn châu Âu mới được giải quyết nhanh và hiệu quả hơn./.
Ông Borges cho rằng, tự do hóa hơn nữa dòng vốn có thể cung cấp những giải pháp mạnh giúp châu Âu vượt qua những vấn đề nan giải nhất nhờ đẩy nhanh tiến độ phân phối lại các nguồn tài nguyên.
Ông nêu rõ, hệ thống tài chính yếu kém vẫn là thách thức lớn của châu Âu, vì vậy châu lục cần tập trung tăng cường tài chính, đặc biệt trong hệ thống ngân hàng.
Cùng với việc xử lý thích đáng cuộc khủng hoảng nợ chủ quyền và những nguy cơ hệ thống kèm theo nó, châu Âu cần tiến hành một cuộc cách mạng trong việc cải tổ các khuôn khổ quy chế.
Cuộc cách mạng này sẽ tác động sâu rộng đến hệ thống tài chính toàn châu Âu. Sự phục hồi của các nền kinh tế lớn nhất châu lục có thể giúp đẩy nhanh tăng trưởng của những khu vực rộng lớn. Tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông và Trung Âu mới nổi được thúc đẩy với tốc độ có thể đạt 3,6% trong năm 2011.
Giám đốc khu vực châu Âu của IMF nhấn mạnh, "lục địa già" cũng cần đẩy nhanh tiến trình hội nhập nội bộ sâu rộng hơn. Nhiều khó khăn kinh tế hiện nay của châu Âu bắt nguồn từ sự hội nhập không hiệu quả này.
Theo ông, liên minh tiền tệ châu Âu nhưng vẫn chưa hoàn toàn tự do hóa dòng vốn cũng như không tập trung hóa quyền lực tài chính lớn hơn. Chỉ có thúc đẩy hai nhân tố tài chính trên, những khó khăn kinh tế của từng nước và toàn châu Âu mới được giải quyết nhanh và hiệu quả hơn./.
(TTXVN/Vietnam+)