Ngày 11/2, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cùng kêu gọi các khu vực nghèo trên thế giới chưa bị tác động của cơn bão giá lương thực, như khu vực Nam Sahara châu Phi và khu vực Caribe cần chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt khi cơn bão này tràn tới.
WB và IMF lưu ý rằng trong khi nhu cầu lương thực tăng nhanh cùng với tiến trình phục hồi kinh tế thế giới, giá lương thực tiếp tục biến động với biên độ lớn đang gây lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu mới, chỉ ba năm sau cuộc khủng hoảng lương thực mới đây.
Người nghèo ở thế giới đang phát triển đang phải chi tới 80% tổng thu nhập cho các nhu cầu lương thực-thực phẩm.
Giá lúa mỳ đã tăng tới mức cao nhất kể từ tháng 8/2008 sau khi Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo hạn hán nghiêm trọng đe dọa vụ lúa mỳ Đông ở Trung Quốc.
Sản lượng lúa mỳ giảm trong khi thị trường lúa mỳ thế giới căng thẳng về nguồn cung. Tuy nhiên, WB, IMF và FAO nhấn mạnh rằng không giống như tình hình trước cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008, hiện nay nguy cơ giá lương thực tăng vọt do nhu cầu đầu cơ lương thực trên các thị trường lương thực toàn cầu đã giảm mạnh do cộng đồng thế giới đã được cảnh báo sớm và các nước đều thiết lập cơ chế kiểm soát giá để chống đầu cơ lương thực./.
WB và IMF lưu ý rằng trong khi nhu cầu lương thực tăng nhanh cùng với tiến trình phục hồi kinh tế thế giới, giá lương thực tiếp tục biến động với biên độ lớn đang gây lo ngại về một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu mới, chỉ ba năm sau cuộc khủng hoảng lương thực mới đây.
Người nghèo ở thế giới đang phát triển đang phải chi tới 80% tổng thu nhập cho các nhu cầu lương thực-thực phẩm.
Giá lúa mỳ đã tăng tới mức cao nhất kể từ tháng 8/2008 sau khi Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo hạn hán nghiêm trọng đe dọa vụ lúa mỳ Đông ở Trung Quốc.
Sản lượng lúa mỳ giảm trong khi thị trường lúa mỳ thế giới căng thẳng về nguồn cung. Tuy nhiên, WB, IMF và FAO nhấn mạnh rằng không giống như tình hình trước cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008, hiện nay nguy cơ giá lương thực tăng vọt do nhu cầu đầu cơ lương thực trên các thị trường lương thực toàn cầu đã giảm mạnh do cộng đồng thế giới đã được cảnh báo sớm và các nước đều thiết lập cơ chế kiểm soát giá để chống đầu cơ lương thực./.
(TTXVN/Vietnam+)