Tổng Công ty Hóa chất và phân bón dầu khí (DPM) cho biết ngày 24/11, Nhà máy Đạm Cà Mau đã chạy thử thành công xưởng tạo hạt urê, một trong những công đoạn cuối cùng cho ra đời sản phẩm Đạm Cà Mau.
So với mốc dự kiến 27/11, sản phẩm của xưởng tạo hạt đã ra đời sớm hơn 3 ngày so với kế hoạch, góp phần thiết thực chào mừng 50 năm ngày truyền thống của ngành Dầu khí Việt Nam.
Theo dự kiến, ngày 31/12 tới đây, Nhà máy Đạm Cà Mau sẽ cho ra sản phẩm thương mại và 31/1/2012 sẽ hoàn thành và bàn giao dự án.
Nhà máy Đạm Cà Mau được đặt tại xã Khánh An, Huyện U Minh (tỉnh Cà Mau), trên diện tích khoảng 62ha, gần tuyến ống dẫn khí PM3 - Cà Mau, gần thị trường tiêu thụ, giao thông thuận tiện đặc biệt là giao thông thủy, thỏa mãn cao nhất các yêu cầu về xây dựng và phát triển (quỹ đất, địa chất, thủy văn), khả năng cấp điện, cấp nước, giao thông phục vụ thi công thuận tiện, giảm thiểu tác động môi trường. Chi phí xây dựng cho công trình thấp nhất và hiệu quả khai thác sử dụng cao do chi phí đền bù di dân thấp, tập kết vật liệu thuận tiện.
Nhà máy có công suất 800.000 tấn/năm với tổng mức đầu tư được duyệt là khoảng 900 triệu USD, trong đó giá trị hợp đồng EPC là 563 triệu USD.
Nguồn khí thiên nhiên dự kiến cung cấp cho nhà máy là khí từ lô PM3-CAA, mỏ Cái Nước thuộc vùng biển Tây Nam Việt Nam. Qua kết quả phân tích về cân đối cung-cầu khí khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và tiến độ thực hiện đầu tư các dự án đường ống dẫn khí tại khu vực này cho thấy, nguồn cung cấp khí là ổn định và đáp ứng nhu cầu cho Nhà máy đạm Cà Mau cũng như toàn bộ Cụm dự án Khí-Điện-Đạm Cà Mau./.
So với mốc dự kiến 27/11, sản phẩm của xưởng tạo hạt đã ra đời sớm hơn 3 ngày so với kế hoạch, góp phần thiết thực chào mừng 50 năm ngày truyền thống của ngành Dầu khí Việt Nam.
Theo dự kiến, ngày 31/12 tới đây, Nhà máy Đạm Cà Mau sẽ cho ra sản phẩm thương mại và 31/1/2012 sẽ hoàn thành và bàn giao dự án.
Nhà máy Đạm Cà Mau được đặt tại xã Khánh An, Huyện U Minh (tỉnh Cà Mau), trên diện tích khoảng 62ha, gần tuyến ống dẫn khí PM3 - Cà Mau, gần thị trường tiêu thụ, giao thông thuận tiện đặc biệt là giao thông thủy, thỏa mãn cao nhất các yêu cầu về xây dựng và phát triển (quỹ đất, địa chất, thủy văn), khả năng cấp điện, cấp nước, giao thông phục vụ thi công thuận tiện, giảm thiểu tác động môi trường. Chi phí xây dựng cho công trình thấp nhất và hiệu quả khai thác sử dụng cao do chi phí đền bù di dân thấp, tập kết vật liệu thuận tiện.
Nhà máy có công suất 800.000 tấn/năm với tổng mức đầu tư được duyệt là khoảng 900 triệu USD, trong đó giá trị hợp đồng EPC là 563 triệu USD.
Nguồn khí thiên nhiên dự kiến cung cấp cho nhà máy là khí từ lô PM3-CAA, mỏ Cái Nước thuộc vùng biển Tây Nam Việt Nam. Qua kết quả phân tích về cân đối cung-cầu khí khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và tiến độ thực hiện đầu tư các dự án đường ống dẫn khí tại khu vực này cho thấy, nguồn cung cấp khí là ổn định và đáp ứng nhu cầu cho Nhà máy đạm Cà Mau cũng như toàn bộ Cụm dự án Khí-Điện-Đạm Cà Mau./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)