Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông đến năm 2020, định hướng tới 2030, phát triển ngành này theo hướng tự động hóa, tin học hóa, ngang tầm với các nước tiên tiến.
Tại buổi họp báo công bố Quy hoạch trên vào chiều 17/6, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Tô Văn Động cho biết, dự kiến tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch tới 2020 là 7.884 tỷ đồng. Trong đó thực hiện đa dạng hóa các nguồn tài chính gồm ngân sách, doanh nghiệp và xã hội.
Bản quy hoạch hướng tới năm 2020, bưu chính Hà Nội sẽ phát triển đa dạng hóa, khai thác có hiệu quả các loại hình dịch vụ bưu chính chất lượng cao, an toàn, bảo mật, giá cước thấp hơn hoặc bình quân với các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến làm phương thức cung cấp thông tin và dịch vụ công trên toàn thành phố, duy trì hạ tầng 3G, phát triển 4G, ngầm hóa hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và mỹ quan đô thị…
Bản quy hoạch cũng đưa ra các chỉ tiêu chính như đến năm 2020, mật độ điện thoại cố định đạt 21 thuê bao/100 dân; 212 thuê bao di động/100 dân; Internet băng rộng cố định là 25 thuê bao/100 dân; ngầm hóa (đường dây, cáp nổi) 80-90% ở khu vực nội thành và 50-60% ngoại thành; toàn thành phố có 1.130 điểm phục vụ nhân dân về bưu chính, viễn thông…
Để đạt được những nhiệm vụ trên, ông Động cho biết có 6 dự án được ưu tiên đầu tư gồm chuyển đổi công nghệ sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình từ công nghệ tương tự sang công nghệ số; hạ ngầm; ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực bưu chính; hạ tầng viễn thông thụ động mạng di động; mạng cố định và mạng Internet./.
Tại buổi họp báo công bố Quy hoạch trên vào chiều 17/6, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Tô Văn Động cho biết, dự kiến tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch tới 2020 là 7.884 tỷ đồng. Trong đó thực hiện đa dạng hóa các nguồn tài chính gồm ngân sách, doanh nghiệp và xã hội.
Bản quy hoạch hướng tới năm 2020, bưu chính Hà Nội sẽ phát triển đa dạng hóa, khai thác có hiệu quả các loại hình dịch vụ bưu chính chất lượng cao, an toàn, bảo mật, giá cước thấp hơn hoặc bình quân với các nước trong khu vực.
Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến làm phương thức cung cấp thông tin và dịch vụ công trên toàn thành phố, duy trì hạ tầng 3G, phát triển 4G, ngầm hóa hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và mỹ quan đô thị…
Bản quy hoạch cũng đưa ra các chỉ tiêu chính như đến năm 2020, mật độ điện thoại cố định đạt 21 thuê bao/100 dân; 212 thuê bao di động/100 dân; Internet băng rộng cố định là 25 thuê bao/100 dân; ngầm hóa (đường dây, cáp nổi) 80-90% ở khu vực nội thành và 50-60% ngoại thành; toàn thành phố có 1.130 điểm phục vụ nhân dân về bưu chính, viễn thông…
Để đạt được những nhiệm vụ trên, ông Động cho biết có 6 dự án được ưu tiên đầu tư gồm chuyển đổi công nghệ sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình từ công nghệ tương tự sang công nghệ số; hạ ngầm; ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực bưu chính; hạ tầng viễn thông thụ động mạng di động; mạng cố định và mạng Internet./.
Sẽ phát wifi công cộng Trả lời câu hỏi về việc liệu Hà Nội có lắp đặt wifi công cộng hay không, ông Động nói đang phối hợp với Tập đoàn VNPT để nghiên cứu, triển khai tại một số khu phố du lịch của Hà Nội. Hiện, việc thu phí wifi vẫn đang bàn bạc, song ông Động cho biết bên cạnh việc nghiên cứu địa điểm phát, Sở này cũng định phát wifi miễn phí 15 phút đầu, sau đó thu phí. |
Trung Hiền (Vietnam+)