Sáng 14/1, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị triển khai công tác năm 2012 ngành nội vụ và Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho rằng kết quả của ngành nội vụ đạt được trong năm 2011 vừa qua là khá toàn diện và đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế mà toàn ngành cần sớm khắc phục trong thời gian tới, đó là trong cải cách hành chính mặc dù có cố gắng, tiến bộ song chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều thủ tục hành chính chưa phù hợp, vẫn gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; bộ máy hành chính nhà nước còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, hiệu quả, hiệu lực hoạt động chưa cao, còn trùng dẫm, có lĩnh vực bị bỏ trống, chưa có ai chịu trách nhiệm chính; công tác quản lý nhà nước về công chức, công vụ, quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ còn những bất cập ...
Đề cập tới các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, cải cách hành chính phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Nội vụ và ngành nội vụ trong năm 2012 và các năm tiếp theo.
Trước hết, toàn ngành phải tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ để tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án 30; chủ trì xây dựng bộ tiêu chí đánh giá về thủ tục hành chính ; góp phần dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, từng bước hiện đại,... đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Nhấn mạnh, là cơ quan là cơ quan thường trực tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Nội vụ và ngành Nội chủ động triển khai những nội dung cải cách, những Đề án mà Bộ được phân công chủ trì ; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; cải cách công chức, công vụ; …đồng thời, làm tốt công tác xây dựng thể chế, trong đó tập trung và đặt ưu tiên cao cho việc tham gia tổng kết thực hiện Hiến pháp 1992; làm tốt công tác tham mưu cho Chính phủ trong việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân,...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý ngành nội vụ cần đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Đẩy mạnh cải cách chế độ công chức, công vụ thông qua việc triển khai có hiệu quả công tác tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xác định rõ vị trí việc làm, trên cơ sở đó xác định biên chế; đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ, công chức;...Rà soát, tổng kết việc phân cấp hiện hành để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn theo hướng phân cấp phải bảo đảm quy hoạch, cơ cấu kinh tế và sự quản lý thống nhất của Trung ương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Nội vụ phải khẩn trương hoàn thiện Đề án cải cách chính sách tiền lương trình Chính phủ xem xét, đồng thời tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, đảm bảo các quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân, đi liền với đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Năm 2011, toàn ngành Nội vụ đã triển khai một khối lượng công việc lớn, quan trọng và đạt được những kết quả tích cực trên các mặt công tác như trong cải cách hành chính; tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý hội và các tổ chức phi chính phủ; công chức, công vụ; quản lý nhà nước về tôn giá, thi đua-khen thưởng, văn thư, lưu trữ, cơ yếu;…Bộ và ngành Nội vụ đã hoàn thành tốt công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính quyền các cấp và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với những lĩnh vực được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đồng thời, hoàn thành nhiều văn bản, dự án lớn có ý nghĩa quan trọng.
Công tác cải cách hành chính có bước chuyển biến cơ bản ở các Bộ, ngành, địa phương, thủ tục hành chính được cải cách đáng kể theo hướng rút ngắn thời gian giải quyết, bãi bỏ các thủ tục bất hợp lý, gây khó khăn, trở ngại cho các giao dịch hành chính của người dân, tổ chức và doanh nghiệp. Các đơn vị trong ngành có sự chủ động triển khai, phối hợp chặt chẽ trong công tác. Các đơn vị trực thuộc Bộ được giao quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực đã chủ động triển khai các nhiệm vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực ngành mình; việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong Bộ, ngành Nội vụ được nhịp nhàng và hiệu quản hơn.
Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong ngành Nội vụ đã đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc và mang lại hiệu quả thiết thực, hỗ trợ có hiệu quản thực hiện công tác, nâng cao chất lượng, giảm bớt thời giờ giải quyết công việc;…
Về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020 đã được Chính phủ ban hành ngày 8/11/2011. Đây là bước đi quan trọng trong việc cụ thể hóa chủ trương của Đảng về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xác định đây là một trong ba khâu đột phá trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020. Chương trình xác định rõ 5 mục tiêu phải đạt sau 10 năm cải cách là xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính. Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở thông xuốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước….
Chương trình cũng xác định rõ nhiệm vụ cải cách hành chính trên 6 lĩnh vực cụ thể là là cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính. Việc thực hiện Chương trình được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ 2011-2015; giai đoạn 2 từ 2016-2020.
So với Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010, Chương trình có những điểm mới so với trước đây, như Chương trình lần này đã xác định 3 trọng tâm cải cách hành chính của 10 năm tới là cải cách thể chế; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và chất lượng dịch vụ hành chính, chất lượng dịch vụ công; tính định lượng đã gia tăng nhiều hơn trong các mục tiêu, kết quả phải đạt được trong cải cách; áp dụng chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính; coi trọng sự đánh giá của người dân, tổ chức đối với cải cách hành chính; xác định rõ hơn trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong triển khai Chương trình.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn; Huân chương Độc lập hạng Ba cho nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Hữu Thắng và Huân chương Lao động hạng Hai cho Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng./.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho rằng kết quả của ngành nội vụ đạt được trong năm 2011 vừa qua là khá toàn diện và đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế mà toàn ngành cần sớm khắc phục trong thời gian tới, đó là trong cải cách hành chính mặc dù có cố gắng, tiến bộ song chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiều thủ tục hành chính chưa phù hợp, vẫn gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; bộ máy hành chính nhà nước còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, hiệu quả, hiệu lực hoạt động chưa cao, còn trùng dẫm, có lĩnh vực bị bỏ trống, chưa có ai chịu trách nhiệm chính; công tác quản lý nhà nước về công chức, công vụ, quy hoạch, bồi dưỡng cán bộ còn những bất cập ...
Đề cập tới các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, cải cách hành chính phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Nội vụ và ngành nội vụ trong năm 2012 và các năm tiếp theo.
Trước hết, toàn ngành phải tập trung chỉ đạo quyết liệt, triển khai hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ để tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án 30; chủ trì xây dựng bộ tiêu chí đánh giá về thủ tục hành chính ; góp phần dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, từng bước hiện đại,... đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Nhấn mạnh, là cơ quan là cơ quan thường trực tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Nội vụ và ngành Nội chủ động triển khai những nội dung cải cách, những Đề án mà Bộ được phân công chủ trì ; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; cải cách công chức, công vụ; …đồng thời, làm tốt công tác xây dựng thể chế, trong đó tập trung và đặt ưu tiên cao cho việc tham gia tổng kết thực hiện Hiến pháp 1992; làm tốt công tác tham mưu cho Chính phủ trong việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân,...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý ngành nội vụ cần đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Đẩy mạnh cải cách chế độ công chức, công vụ thông qua việc triển khai có hiệu quả công tác tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; xác định rõ vị trí việc làm, trên cơ sở đó xác định biên chế; đổi mới phương thức tuyển chọn cán bộ, công chức;...Rà soát, tổng kết việc phân cấp hiện hành để bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn theo hướng phân cấp phải bảo đảm quy hoạch, cơ cấu kinh tế và sự quản lý thống nhất của Trung ương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Nội vụ phải khẩn trương hoàn thiện Đề án cải cách chính sách tiền lương trình Chính phủ xem xét, đồng thời tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, đảm bảo các quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân, đi liền với đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Năm 2011, toàn ngành Nội vụ đã triển khai một khối lượng công việc lớn, quan trọng và đạt được những kết quả tích cực trên các mặt công tác như trong cải cách hành chính; tổ chức bộ máy, biên chế, quản lý hội và các tổ chức phi chính phủ; công chức, công vụ; quản lý nhà nước về tôn giá, thi đua-khen thưởng, văn thư, lưu trữ, cơ yếu;…Bộ và ngành Nội vụ đã hoàn thành tốt công tác tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chính quyền các cấp và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với những lĩnh vực được giao, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đồng thời, hoàn thành nhiều văn bản, dự án lớn có ý nghĩa quan trọng.
Công tác cải cách hành chính có bước chuyển biến cơ bản ở các Bộ, ngành, địa phương, thủ tục hành chính được cải cách đáng kể theo hướng rút ngắn thời gian giải quyết, bãi bỏ các thủ tục bất hợp lý, gây khó khăn, trở ngại cho các giao dịch hành chính của người dân, tổ chức và doanh nghiệp. Các đơn vị trong ngành có sự chủ động triển khai, phối hợp chặt chẽ trong công tác. Các đơn vị trực thuộc Bộ được giao quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực đã chủ động triển khai các nhiệm vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực ngành mình; việc phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong Bộ, ngành Nội vụ được nhịp nhàng và hiệu quản hơn.
Ngoài ra, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong ngành Nội vụ đã đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc và mang lại hiệu quả thiết thực, hỗ trợ có hiệu quản thực hiện công tác, nâng cao chất lượng, giảm bớt thời giờ giải quyết công việc;…
Về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2020 đã được Chính phủ ban hành ngày 8/11/2011. Đây là bước đi quan trọng trong việc cụ thể hóa chủ trương của Đảng về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, xác định đây là một trong ba khâu đột phá trong thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020. Chương trình xác định rõ 5 mục tiêu phải đạt sau 10 năm cải cách là xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuân thủ thủ tục hành chính. Xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở thông xuốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành của Chính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước….
Chương trình cũng xác định rõ nhiệm vụ cải cách hành chính trên 6 lĩnh vực cụ thể là là cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính. Việc thực hiện Chương trình được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ 2011-2015; giai đoạn 2 từ 2016-2020.
So với Chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010, Chương trình có những điểm mới so với trước đây, như Chương trình lần này đã xác định 3 trọng tâm cải cách hành chính của 10 năm tới là cải cách thể chế; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và chất lượng dịch vụ hành chính, chất lượng dịch vụ công; tính định lượng đã gia tăng nhiều hơn trong các mục tiêu, kết quả phải đạt được trong cải cách; áp dụng chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính; coi trọng sự đánh giá của người dân, tổ chức đối với cải cách hành chính; xác định rõ hơn trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong triển khai Chương trình.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao Huân chương Độc lập hạng Nhất cho nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Trần Văn Tuấn; Huân chương Độc lập hạng Ba cho nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Hữu Thắng và Huân chương Lao động hạng Hai cho Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng./.
Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)