Sau 40 tháng liên tục tăng ở ngưỡng dương, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng Sáu đã bắt đầu giảm phát với mức âm 0,26% và là mức tăng thấp nhất so với các tháng Sáu kể từ 2003 lại đây. Đây là thông tin được Tổng cục Thống kê công bố ngày 24/6.
Với mức tăng trưởng âm này, CPI sáu tháng qua chỉ tăng 2,52 % so với tháng 12/011 và tăng 12,2% so với bình quân sáu tháng cùng kỳ 2011.
Vụ trưởng Vụ giá - Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng cho biết CPI tháng Sáu lần đầu tiên giảm phát sau 40 tháng tăng liên tục là do ba nhóm hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất theo thứ tự trong Rổ hàng hóa chung gồm hàng ăn dịch vụ ăn uống (chiếm gần 40%); Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (chiếm trên 10%); giao thông (gần 9%) đều có mức giảm rõ rệt.
Thêm vào đó, chiếm tỷ trọng khoảng 30% trong CPI chung, việc giảm phát tại cả hai thành phố đầu tầu kinh tế của cả nước là Hà Nội (âm 0,17%) và Thành phố Hồ Chí Minh (âm 0,43%) đã tạo ra lực kéo mạnh khiến CPI cả nước giảm mạnh theo.
Đặc biệt, việc CPI tháng Sáu cả nước đánh dấu mốc giảm phát sau nhiều tháng tăng với mức độ cực thấp chính là hệ quả của sức tiêu dùng bị suy giảm nghiêm trọng khi chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát đã bắt đầu nảy sinh các “tác dụng phụ” không mong muốn, ông Thắng nhấn mạnh.
CPI tháng Sáu giảm ở 5/11 nhóm trong Rổ hàng hóa chung với mức giảm từ 0,02%-1,64%; trong đó giảm mạnh nhất là nhóm Giao thông và giảm nhẹ nhất là nhóm Bưu chính viễn thông.
Cụ thể, việc giá xăng dầu được điều chỉnh giảm 4 lần liên tiếp trong các ngày 9/5, 23/5, 7/6 và 21/6 với tổng mức giảm giá là 2.600 đồng/lít so với thời điểm cuối tháng Tư đã kéo nhóm giao thông giảm tới 1,64%; trong đó riêng chỉ số giá xăng dầu giảm 3,75% so với tháng Năm.
Với nhóm Nhà ở-điện nước-chất đốt và vật liệu xây dựng, việc giá gas trong nước giảm tới 7,83% theo giá gas thế giới; giá vật liệu xây dựng giảm 0,17% do tồn kho quá nhiều; giá dầu hỏa giảm 1,64% qua các lần điều chỉnh liên tiếp đã khiến nhóm chiếm quyền số lớn thứ hai trong Rổ hàng hóa chung này giảm tới 1,21%.
Với nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Rổ hàng hóa là hàng ăn và dịch vụ ăn uống, việc lương thực tiếp tục giảm giá 0,78% và thực phẩm giảm 0,31% đã khiến CPI chung cả nhóm giảm 0,23%.
Theo Tổng cục Thống kê, giá lương thực tháng 6 giảm mạnh là do nguồn cung dồi dào, miền Bắc bước vào vụ thu hoạch, miền Nam cũng hứa hẹn mùa thu hoạch vụ lúa hè thu với năng suất cao vào tháng tới, cộng với giá gạo xuất khẩu giảm 10-15USD/tấn do sản lượng lúa gạo của các nước xuất khẩu gạo như Ấn độ, Thái lan dồi dào nên giá gạo bán lẻ trên thị trường trong nước giảm 0,97%.
Bên cạnh đó, tháng Sáu là tháng nắng nóng nên nhu cầu của người dân về các loại thực phẩm cũng giảm đi cộng với nguồn cung dồi dào nên giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống giảm tới 1,29%; trong đó giá thịt lợn giảm mạnh nhất khi người tiêu dùng lo ngại dịch bệnh.
Ngoài ra, mặc dù là tháng Hè nhưng với tình hình kinh tế tiếp tục diễn biến khó khăn, người tiêu dùng tiếp tục thắt chặt chi tiêu đối với các khoản không thiết yêu như vui chơi, giải trí khiến nhóm văn hóa-giải trí-du lịch cũng giảm tới 0,27%.
Ông Nguyễn Đức Thắng cũng cho biết với diễn biến giá cả như hiện nay cộng với tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn, CPI tháng Bẩy sẽ tiếp tục xu hướng giảm giá. Tuy nhiên, nếu chính sách tiền tệ được nới lỏng, CPI năm 2012 này sẽ có thể lặp lại xu hướng biến động của năm 2009 và có thể kết thúc năm 2012 ở mức xoay quanh 7%./.
Với mức tăng trưởng âm này, CPI sáu tháng qua chỉ tăng 2,52 % so với tháng 12/011 và tăng 12,2% so với bình quân sáu tháng cùng kỳ 2011.
Vụ trưởng Vụ giá - Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng cho biết CPI tháng Sáu lần đầu tiên giảm phát sau 40 tháng tăng liên tục là do ba nhóm hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất theo thứ tự trong Rổ hàng hóa chung gồm hàng ăn dịch vụ ăn uống (chiếm gần 40%); Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng (chiếm trên 10%); giao thông (gần 9%) đều có mức giảm rõ rệt.
Thêm vào đó, chiếm tỷ trọng khoảng 30% trong CPI chung, việc giảm phát tại cả hai thành phố đầu tầu kinh tế của cả nước là Hà Nội (âm 0,17%) và Thành phố Hồ Chí Minh (âm 0,43%) đã tạo ra lực kéo mạnh khiến CPI cả nước giảm mạnh theo.
Đặc biệt, việc CPI tháng Sáu cả nước đánh dấu mốc giảm phát sau nhiều tháng tăng với mức độ cực thấp chính là hệ quả của sức tiêu dùng bị suy giảm nghiêm trọng khi chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát đã bắt đầu nảy sinh các “tác dụng phụ” không mong muốn, ông Thắng nhấn mạnh.
CPI tháng Sáu giảm ở 5/11 nhóm trong Rổ hàng hóa chung với mức giảm từ 0,02%-1,64%; trong đó giảm mạnh nhất là nhóm Giao thông và giảm nhẹ nhất là nhóm Bưu chính viễn thông.
Cụ thể, việc giá xăng dầu được điều chỉnh giảm 4 lần liên tiếp trong các ngày 9/5, 23/5, 7/6 và 21/6 với tổng mức giảm giá là 2.600 đồng/lít so với thời điểm cuối tháng Tư đã kéo nhóm giao thông giảm tới 1,64%; trong đó riêng chỉ số giá xăng dầu giảm 3,75% so với tháng Năm.
Với nhóm Nhà ở-điện nước-chất đốt và vật liệu xây dựng, việc giá gas trong nước giảm tới 7,83% theo giá gas thế giới; giá vật liệu xây dựng giảm 0,17% do tồn kho quá nhiều; giá dầu hỏa giảm 1,64% qua các lần điều chỉnh liên tiếp đã khiến nhóm chiếm quyền số lớn thứ hai trong Rổ hàng hóa chung này giảm tới 1,21%.
Với nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Rổ hàng hóa là hàng ăn và dịch vụ ăn uống, việc lương thực tiếp tục giảm giá 0,78% và thực phẩm giảm 0,31% đã khiến CPI chung cả nhóm giảm 0,23%.
Theo Tổng cục Thống kê, giá lương thực tháng 6 giảm mạnh là do nguồn cung dồi dào, miền Bắc bước vào vụ thu hoạch, miền Nam cũng hứa hẹn mùa thu hoạch vụ lúa hè thu với năng suất cao vào tháng tới, cộng với giá gạo xuất khẩu giảm 10-15USD/tấn do sản lượng lúa gạo của các nước xuất khẩu gạo như Ấn độ, Thái lan dồi dào nên giá gạo bán lẻ trên thị trường trong nước giảm 0,97%.
Bên cạnh đó, tháng Sáu là tháng nắng nóng nên nhu cầu của người dân về các loại thực phẩm cũng giảm đi cộng với nguồn cung dồi dào nên giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống giảm tới 1,29%; trong đó giá thịt lợn giảm mạnh nhất khi người tiêu dùng lo ngại dịch bệnh.
Ngoài ra, mặc dù là tháng Hè nhưng với tình hình kinh tế tiếp tục diễn biến khó khăn, người tiêu dùng tiếp tục thắt chặt chi tiêu đối với các khoản không thiết yêu như vui chơi, giải trí khiến nhóm văn hóa-giải trí-du lịch cũng giảm tới 0,27%.
Ông Nguyễn Đức Thắng cũng cho biết với diễn biến giá cả như hiện nay cộng với tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn, CPI tháng Bẩy sẽ tiếp tục xu hướng giảm giá. Tuy nhiên, nếu chính sách tiền tệ được nới lỏng, CPI năm 2012 này sẽ có thể lặp lại xu hướng biến động của năm 2009 và có thể kết thúc năm 2012 ở mức xoay quanh 7%./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)