Trong tháng 2, chỉ số giá tiêu dùng tại 2 đô thị lớn là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều tăng.
Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn Thành phố tăng 1,68% so với tháng trước. Tính chung trong hai tháng đầu năm, chỉ số này có mức tăng 2,97% và so với cùng kỳ năm ngoái mức tăng lên tới 9,45%.
Trong tháng này, nhóm hàng có mức tăng giá mạnh nhất là văn hóa, giải trí-du lịch với 3%, kế tiếp là nhóm hàng ăn với 2,66%.
Giá hàng thực phẩm tăng cao do nhu cầu tiêu dùng Tết, riêng hàng lương thực tăng tới 4,87%, tăng chủ yếu là các loại gạo nếp, bột mì và lương thực chế biến.
Giá một số mặt hàng có mức tăng như thịt lợn tăng 2,41%; thịt bò 2,65%; gia cầm 3,51%; thủy hải sản tươi sống 2,39%; thủy hải sản chế biến 3,95%; rau các loại 5,93%; bánh mứt kẹo 0,68%; hoa-cây cảnh tăng 3,23%.
Theo các chuyên gia thị trường, nhìn chung tốc độ tăng giá năm nay của một số nhóm hàng thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng Tết tăng xấp xỉ so năm trước.
Người tiêu dùng có khuynh hướng chuyển sang dùng hàng thực phẩm tươi sống, chế biên nấu chín, thực phẩm trữ mát, đông lạnh và thực phẩm đóng hộp của các công ty lớn trong nước để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy giá một số mặt hàng như mực, tôm, cá, thịt bò tăng cao hơn những tháng bình thường nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận.
Các nhóm hàng khác có mức tăng nhẹ như thiết bị và đồ dùng gia đình với 0,23%, thuốc và dịch vụ y tế với 0,21%; riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,3%.
Trong khi đó, cũng trong tháng 2, giá vàng bình quân lại giảm 1,94%; giá USD giảm 0,28% so với tháng trước.
Do có sự chuẩn bị từ trước, các công ty, trung tâm thương mại và hệ thống siêu thị đã dự trữ sẵn lượng hàng hóa dồi dào, góp phần ổn định giá cả thị trường trong dịp Tết.
Tại Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 đã tăng 2,61% so tháng trước và tăng 9,69% so với cùng kỳ năm 2009.
So với tháng trước, 4/11 nhóm hàng tiêu dùng gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; đồ uống và thuốc lá; nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; thiết bị và đồ dùng gia đình có mức tăng khá cao, dao động từ 2,28 % đến 4,24 %.
Các nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế; giao thông; văn hóa, giải trí và du lịch; giáo dục; may mặc, mũ nón, giày dép; hàng hóa và dịch vụ khác, tăng nhẹ từ 0,03-1,97%.
Bưu chính viễn thông là nhóm hàng duy nhất giảm giá, với 1,3% so với tháng trước.
Do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán nên giá cả các mặt hàng như thịt gà, thịt bò, cá, rượu bia, nấm hương, rau các loại... tăng cao hơn so ngày thường.
Riêng các loại quả tăng gấp rưỡi đến gấp đôi, sau Tết một tuần giá vẫn đứng ở mức cao.
Từ ngày 19/2, các cửa hàng hầu như đã hoạt động lại, giá một số loại thủy sản tăng khá cao vì khan hiếm hàng.
Đến 22/2, giá hàng thực phẩm tươi sống đã giảm nhiều nhưng vẫn chưa trở lại bình thường, các dịch vụ ăn uống khá đắt.
Diễn biến giá vàng và USD ở Hà Nội trong tháng 2 tương tự như ở Thành phố Hồ Chí Minh với mức giảm 1,52% của vàng so với tháng trước; 0,22% của USD./.
Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn Thành phố tăng 1,68% so với tháng trước. Tính chung trong hai tháng đầu năm, chỉ số này có mức tăng 2,97% và so với cùng kỳ năm ngoái mức tăng lên tới 9,45%.
Trong tháng này, nhóm hàng có mức tăng giá mạnh nhất là văn hóa, giải trí-du lịch với 3%, kế tiếp là nhóm hàng ăn với 2,66%.
Giá hàng thực phẩm tăng cao do nhu cầu tiêu dùng Tết, riêng hàng lương thực tăng tới 4,87%, tăng chủ yếu là các loại gạo nếp, bột mì và lương thực chế biến.
Giá một số mặt hàng có mức tăng như thịt lợn tăng 2,41%; thịt bò 2,65%; gia cầm 3,51%; thủy hải sản tươi sống 2,39%; thủy hải sản chế biến 3,95%; rau các loại 5,93%; bánh mứt kẹo 0,68%; hoa-cây cảnh tăng 3,23%.
Theo các chuyên gia thị trường, nhìn chung tốc độ tăng giá năm nay của một số nhóm hàng thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng Tết tăng xấp xỉ so năm trước.
Người tiêu dùng có khuynh hướng chuyển sang dùng hàng thực phẩm tươi sống, chế biên nấu chín, thực phẩm trữ mát, đông lạnh và thực phẩm đóng hộp của các công ty lớn trong nước để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Tuy giá một số mặt hàng như mực, tôm, cá, thịt bò tăng cao hơn những tháng bình thường nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận.
Các nhóm hàng khác có mức tăng nhẹ như thiết bị và đồ dùng gia đình với 0,23%, thuốc và dịch vụ y tế với 0,21%; riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 1,3%.
Trong khi đó, cũng trong tháng 2, giá vàng bình quân lại giảm 1,94%; giá USD giảm 0,28% so với tháng trước.
Do có sự chuẩn bị từ trước, các công ty, trung tâm thương mại và hệ thống siêu thị đã dự trữ sẵn lượng hàng hóa dồi dào, góp phần ổn định giá cả thị trường trong dịp Tết.
Tại Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 đã tăng 2,61% so tháng trước và tăng 9,69% so với cùng kỳ năm 2009.
So với tháng trước, 4/11 nhóm hàng tiêu dùng gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; đồ uống và thuốc lá; nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng; thiết bị và đồ dùng gia đình có mức tăng khá cao, dao động từ 2,28 % đến 4,24 %.
Các nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế; giao thông; văn hóa, giải trí và du lịch; giáo dục; may mặc, mũ nón, giày dép; hàng hóa và dịch vụ khác, tăng nhẹ từ 0,03-1,97%.
Bưu chính viễn thông là nhóm hàng duy nhất giảm giá, với 1,3% so với tháng trước.
Do nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán nên giá cả các mặt hàng như thịt gà, thịt bò, cá, rượu bia, nấm hương, rau các loại... tăng cao hơn so ngày thường.
Riêng các loại quả tăng gấp rưỡi đến gấp đôi, sau Tết một tuần giá vẫn đứng ở mức cao.
Từ ngày 19/2, các cửa hàng hầu như đã hoạt động lại, giá một số loại thủy sản tăng khá cao vì khan hiếm hàng.
Đến 22/2, giá hàng thực phẩm tươi sống đã giảm nhiều nhưng vẫn chưa trở lại bình thường, các dịch vụ ăn uống khá đắt.
Diễn biến giá vàng và USD ở Hà Nội trong tháng 2 tương tự như ở Thành phố Hồ Chí Minh với mức giảm 1,52% của vàng so với tháng trước; 0,22% của USD./.
Hà Huy Hiệp-Anh Tùng (Vietnam+)