Theo Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, so với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn thành phố có mức tăng 0,23%.
Như vậy, so với đầu năm, chỉ số giá này tăng 4,02% và so với cách đây một năm thì tăng 9,99%.
Trong tháng này, nhóm nhà ở-điện nước-chất đốt-vật liệu xây dựng có mức tăng cao nhất là 1,96%, tiếp đến là nhóm văn hóa-giải trí-du lịch tăng 0,66%, thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,49%, may mặc-mũ nón-giày dép tăng 0,38%.
Còn lại các nhóm hàng khác chỉ tăng hoặc giảm nhẹ. Riêng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,26% (lương thực giảm 2,05%, thực phẩm giảm 0,23%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,62%).
Theo đánh giá của các chuyên gia thị trường, về giá lương thực, giá lúa gạo thế giới đang có xu hướng giảm do nguồn cung tăng mạnh từ hai nước có lượng gạo xuất khẩu lớn nhất thế giới là Thái Lan và Việt Nam.
Tại Việt Nam, giá sàn gạo xuất khẩu được điều chỉnh giảm nhằm thu hút khách hàng thế giới, theo đó gạo 5% tấm từ 400 USD/tấn còn 390 USD/tấn FOB, gạo 25% tấm từ 390 USD/tấn còn 370 USD/tấn FOB.
Về giá thực phẩm, sau khi tăng mạnh ở tháng trước 1,62%, đến tháng này đã giảm trở lại. Mặt hàng thịt lợn có mức giảm 1,05%, trứng các loại giảm1,43%.
Các mặt hàng khác như thịt chế biến, dầu mỡ ăn, thủy hải sản tươi sống, thủy hải sản chế biến, nước mắm, nước chấm, các loại đậu hạt, rau tươi, trái cây các loại đều có mức giảm từ 0,20% đến dưới 1% so với tháng trước.
Riêng nhóm hàng ăn uống ngoài gia đình tăng là do các mặt hàng giải khát như càphê, sinh tố, nước mía - là những mặt hàng có nhu cầu tăng cao trong mùa nắng nóng.
Giá các loại mặt hàng tiêu dùng khác như quần áo may sẵn, giày dép, vật liệu xây dựng, phụ tùng xe máy, đồ gia dụng... tăng nhẹ do chi phí đầu vào (điện, nước, xăng, nguyên liệu) tăng cao từ sau Tết Nguyên đán.
Đặc biệt trong tháng này, chỉ số nhóm nhà ở-vật liệu xây dựng tăng khá, tập trung vào các mặt hàng như sắt thép tăng trên 7%, nước máy sinh hoạt tăng 5%, điện sinh hoạt tăng 4%, giá thuê nhà tư nhân tăng trên 2%.
Trong tháng này, giá vàng giảm 0,83% và giá USD giảm 0,97% so với tháng trước./.
Như vậy, so với đầu năm, chỉ số giá này tăng 4,02% và so với cách đây một năm thì tăng 9,99%.
Trong tháng này, nhóm nhà ở-điện nước-chất đốt-vật liệu xây dựng có mức tăng cao nhất là 1,96%, tiếp đến là nhóm văn hóa-giải trí-du lịch tăng 0,66%, thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,49%, may mặc-mũ nón-giày dép tăng 0,38%.
Còn lại các nhóm hàng khác chỉ tăng hoặc giảm nhẹ. Riêng nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,26% (lương thực giảm 2,05%, thực phẩm giảm 0,23%, ăn uống ngoài gia đình tăng 0,62%).
Theo đánh giá của các chuyên gia thị trường, về giá lương thực, giá lúa gạo thế giới đang có xu hướng giảm do nguồn cung tăng mạnh từ hai nước có lượng gạo xuất khẩu lớn nhất thế giới là Thái Lan và Việt Nam.
Tại Việt Nam, giá sàn gạo xuất khẩu được điều chỉnh giảm nhằm thu hút khách hàng thế giới, theo đó gạo 5% tấm từ 400 USD/tấn còn 390 USD/tấn FOB, gạo 25% tấm từ 390 USD/tấn còn 370 USD/tấn FOB.
Về giá thực phẩm, sau khi tăng mạnh ở tháng trước 1,62%, đến tháng này đã giảm trở lại. Mặt hàng thịt lợn có mức giảm 1,05%, trứng các loại giảm1,43%.
Các mặt hàng khác như thịt chế biến, dầu mỡ ăn, thủy hải sản tươi sống, thủy hải sản chế biến, nước mắm, nước chấm, các loại đậu hạt, rau tươi, trái cây các loại đều có mức giảm từ 0,20% đến dưới 1% so với tháng trước.
Riêng nhóm hàng ăn uống ngoài gia đình tăng là do các mặt hàng giải khát như càphê, sinh tố, nước mía - là những mặt hàng có nhu cầu tăng cao trong mùa nắng nóng.
Giá các loại mặt hàng tiêu dùng khác như quần áo may sẵn, giày dép, vật liệu xây dựng, phụ tùng xe máy, đồ gia dụng... tăng nhẹ do chi phí đầu vào (điện, nước, xăng, nguyên liệu) tăng cao từ sau Tết Nguyên đán.
Đặc biệt trong tháng này, chỉ số nhóm nhà ở-vật liệu xây dựng tăng khá, tập trung vào các mặt hàng như sắt thép tăng trên 7%, nước máy sinh hoạt tăng 5%, điện sinh hoạt tăng 4%, giá thuê nhà tư nhân tăng trên 2%.
Trong tháng này, giá vàng giảm 0,83% và giá USD giảm 0,97% so với tháng trước./.
Hà Huy Hiệp (Vietnam+)