Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Sáu của Hà Nội tăng nhẹ ở mức 0,21%; như vậy, tính chung sáu tháng đầu năm nay, CPI tăng 9,44% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số các nhóm hàng hóa của tháng Sáu, ngoại trừ sự đảo chiều của hai nhóm hàng giao thông và nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng, còn lại chín nhóm hàng khác đều có mức tăng.
Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống cùng nhóm đồ uống và thuốc lá tăng mạnh nhất với tỷ lệ tương ứng là 0,51% và 0,72% so với tháng trước.
Theo đánh giá của các chuyên gia của Cục Thống kê Hà Nội, tốc độ tăng giá trong sáu tháng đầu năm nay tăng 5,13%, trong khi đó, chỉ số này của năm trước là 2,51%. Còn tốc độ tăng bình quân một tháng là 0,84%.
CPI tháng Sáu tuy tăng thấp hơn trong ba năm liền kề, nhưng vẫn ở mức khá cao do một số nguyên nhân như hàng thực phẩm tươi sống vẫn ở mức cao, biến động thất thường do nhiều loại thức ăn chăn nuôi vẫn cao dẫn đến giá thịt gia súc, gia cầm, thủy sản cao, chưa kể nhiều loại dịch bệnh vẫn chưa được khống chế. Rau xanh do thời tiết và cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng chưa tốt nên giá vẫn ở mức cao.
Do hàng lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong rổ hàng hóa tính giá (38%) nên biến động của loại hàng này luôn gây tăng giảm thất thường cho chỉ số giá tiêu dùng nói chung.
Độ mở của thị trường trong nước với thế giới ngày càng sâu rộng dẫn đến giá thế giới khi biến động đã ảnh hưởng trực tiếp vào giá hàng tiêu dùng nhập khẩu và sản xuất kinh doanh trong nước.
Cũng trong tháng Sáu, chỉ số giá vàng tăng 3,66%, còn chỉ số giá USD lại giảm 0,08% so với tháng trước./.
Trong số các nhóm hàng hóa của tháng Sáu, ngoại trừ sự đảo chiều của hai nhóm hàng giao thông và nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng, còn lại chín nhóm hàng khác đều có mức tăng.
Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống cùng nhóm đồ uống và thuốc lá tăng mạnh nhất với tỷ lệ tương ứng là 0,51% và 0,72% so với tháng trước.
Theo đánh giá của các chuyên gia của Cục Thống kê Hà Nội, tốc độ tăng giá trong sáu tháng đầu năm nay tăng 5,13%, trong khi đó, chỉ số này của năm trước là 2,51%. Còn tốc độ tăng bình quân một tháng là 0,84%.
CPI tháng Sáu tuy tăng thấp hơn trong ba năm liền kề, nhưng vẫn ở mức khá cao do một số nguyên nhân như hàng thực phẩm tươi sống vẫn ở mức cao, biến động thất thường do nhiều loại thức ăn chăn nuôi vẫn cao dẫn đến giá thịt gia súc, gia cầm, thủy sản cao, chưa kể nhiều loại dịch bệnh vẫn chưa được khống chế. Rau xanh do thời tiết và cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng chưa tốt nên giá vẫn ở mức cao.
Do hàng lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong rổ hàng hóa tính giá (38%) nên biến động của loại hàng này luôn gây tăng giảm thất thường cho chỉ số giá tiêu dùng nói chung.
Độ mở của thị trường trong nước với thế giới ngày càng sâu rộng dẫn đến giá thế giới khi biến động đã ảnh hưởng trực tiếp vào giá hàng tiêu dùng nhập khẩu và sản xuất kinh doanh trong nước.
Cũng trong tháng Sáu, chỉ số giá vàng tăng 3,66%, còn chỉ số giá USD lại giảm 0,08% so với tháng trước./.
Anh Tùng (TTXVN/Vietnam+)