Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến tính đến thời điểm 1/4 đã tăng hơn 32% trong khi chỉ số tiêu thụ xét cùng thời điểm chỉ tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2011 cho thấy sức mua vẫn chưa được cải thiện và tổng cầu vẫn giảm một cách đáng ngại.
Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao, gồm sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng gần 102%; chế biến và bảo quản rau quả tăng gần 95%; các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào tăng trên 90%%; phân bón và hợp chất nitơ tăng trên 63%; ximăng tăng trên 44%; môtô xe máy tăng gần 39%; xe có động cơ tăng gần 32%; chế biến và bảo quản thủy sản, sản phẩm từ thủy sản tăng trên 35%.
Vì vậy, chỉ số sản xuất công nghiệp bốn tháng đầu năm 2012 chỉ tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng 7,9% và 10% của bốn tháng đầu năm 2010 và 2011.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp bốn tháng tăng thấp là do cả hai lĩnh vực mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của ngành công nghiệp là khai thác và công nghiệp chế biến chỉ tăng rất thấp với tỷ lệ theo thứ tự là 2,6% và 3,8%.
Đáng chú ý, khai thác và sản xuất than bị ảnh hưởng do thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đều gặp khó khăn. Sản lượng than bốn tháng giảm 3,3% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu than giảm 4,2%.
Thêm vào đó, do kinh tế trong nước và thế giới gặp khó khăn nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất và tiêu dùng trong dân cư giảm, thị trường xuất khẩu thu hẹp; lãi suất vay mặc dù đã hạ nhưng vẫn còn ở mức cao khiến cho ngành công nghiệp chế biến ngày một khó khăn.
Để tháo gỡ khó khăn này, giải pháp cần sớm triển khai quyết liệt chính là tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong và ngoài nước để giảm lượng hàng tồn kho, kích thích sản xuất phát triển, trong đó tăng cường mở rộng mạng lưới bán lẻ hàng nội địa tại các địa phương. Cùng với việc hạ dần tỷ lệ lãi suất tín dụng, cần có chính sách hỗ trợ lãi suất và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Công Thương chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty, công ty đẩy mạnh sản xuất thông qua hoạt động nghiên cứu cải tiến khoa học công nghệ và sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được để giảm chi phí, hạ giá thành, tăng hiệu quả đầu tư kinh doanh và đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia nhằm tìm kiếm, mở rộng, khai thông thị trường đối với các mặt hàng nông sản, thuỷ sản và các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu...góp phần thúc đẩy xuất khẩu./.
Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao, gồm sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng gần 102%; chế biến và bảo quản rau quả tăng gần 95%; các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào tăng trên 90%%; phân bón và hợp chất nitơ tăng trên 63%; ximăng tăng trên 44%; môtô xe máy tăng gần 39%; xe có động cơ tăng gần 32%; chế biến và bảo quản thủy sản, sản phẩm từ thủy sản tăng trên 35%.
Vì vậy, chỉ số sản xuất công nghiệp bốn tháng đầu năm 2012 chỉ tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng 7,9% và 10% của bốn tháng đầu năm 2010 và 2011.
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp bốn tháng tăng thấp là do cả hai lĩnh vực mũi nhọn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của ngành công nghiệp là khai thác và công nghiệp chế biến chỉ tăng rất thấp với tỷ lệ theo thứ tự là 2,6% và 3,8%.
Đáng chú ý, khai thác và sản xuất than bị ảnh hưởng do thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đều gặp khó khăn. Sản lượng than bốn tháng giảm 3,3% so với cùng kỳ năm trước; xuất khẩu than giảm 4,2%.
Thêm vào đó, do kinh tế trong nước và thế giới gặp khó khăn nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cho sản xuất và tiêu dùng trong dân cư giảm, thị trường xuất khẩu thu hẹp; lãi suất vay mặc dù đã hạ nhưng vẫn còn ở mức cao khiến cho ngành công nghiệp chế biến ngày một khó khăn.
Để tháo gỡ khó khăn này, giải pháp cần sớm triển khai quyết liệt chính là tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong và ngoài nước để giảm lượng hàng tồn kho, kích thích sản xuất phát triển, trong đó tăng cường mở rộng mạng lưới bán lẻ hàng nội địa tại các địa phương. Cùng với việc hạ dần tỷ lệ lãi suất tín dụng, cần có chính sách hỗ trợ lãi suất và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Về phía cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Công Thương chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty, công ty đẩy mạnh sản xuất thông qua hoạt động nghiên cứu cải tiến khoa học công nghệ và sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được để giảm chi phí, hạ giá thành, tăng hiệu quả đầu tư kinh doanh và đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia nhằm tìm kiếm, mở rộng, khai thông thị trường đối với các mặt hàng nông sản, thuỷ sản và các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu...góp phần thúc đẩy xuất khẩu./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)