Khoảng 2/3 dự án, công trình đã được phê duyệt đầu tư sẽ không được bố trí vốn Nhà nước sau khi Chỉ thị 1792 ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ “về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách và vốn trái phiếu Chính phủ” có hiệu lực.
Bên lề Hội nghị hướng dẫn triển khai Chỉ thị này ngày 15/11, phóng viên đã phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh về tác động của cú hích này với tái cơ cấu đầu tư công cũng như các giải pháp trong thời gian tới.
-Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng đã nói việc triển khai Chỉ thị 1792 này chắc chắn sẽ không tránh khỏi tạo ra cú sốc với các địa phương, nhất là các địa phương khó khăn, địa phương miền núi . Xin Bộ trưởng nói rõ hơn về tác động này cũng như hướng giải quyết?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Để hoàn thành số dự án đang thi công dở dang mà Quốc hội đã thông qua ở Nghị quyết 881 và Quyết định 184 của Thủ tướng Chính phủ cho giai đoạn 2011-2015 đã cần trên 500.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 2 này chỉ cho phép bố trí không quá 225.000 tỷ, tương đương với đáp ứng được 36% nhu cầu của các công trình dở dang. Như vậy, sẽ có 2/3 khối lượng dự án, công trình sẽ không có vốn bố trí.
Trong khi đó, đây là các dự án đường giao thông, thủy lợi, bệnh viện, trường học. Do vậy, các bức xúc nảy sinh từ việc không có vốn và phải chuyển đổi hình thức đầu tư là việc khó tránh khỏi. Đây là việc cực chẳng đã nhưng đã đến lúc chúng ta không thể không làm bởi siết chặt việc bố trí vốn đầu tư là để dồn lực hoàn thành dứt điểm một số công trình nhằm phát huy hiệu quả.
Sau cú chuyển đổi mạnh mẽ này, bên cạnh mặt được là hiệu quả đầu tư mang lại, tác động bất lợi không mong muốn đi kèm là sự bức xúc và lãng phí nhất định. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết giải quyết tốt theo hai hướng: Dùng cả vốn Nhà nước để hỗ trợ việc chuyển đổi các công trình sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và dùng cơ chế mở ra đối với các công trình để doanh nghiệp có thể tham gia vào đầu tư, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thì cơ bản sẽ không tạo ra lãng phí, bức xúc mà còn tạo ra tiền lệ để huy động các doanh nghiệp.
Hơn thế, Chỉ thị 1792 là tín hiệu tốt cho thấy Chính phủ đã sẵn sàng mở ra một kênh đầu tư mới cho các nhà đầu tư trong nước, quốc tế có thể tham gia vào một số dự án mà trước đây chỉ có Nhà nước đầu tư.
Vì vậy, với các dự án chuyển đổi được sang hình thức đầu tư khác như BT, BOT, PPP hoặc bán khoán cho thuê thì sẽ hiệu quả. Tuy nhiên, việc kêu gọi đầu tư theo hình thức này sẽ chỉ áp dụng được với các công trình có mức độ hoàn vốn cao; diễn ra ở địa bàn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố lớn khác.
Với các dự án ở các tỉnh miền núi biên giới buộc phải chuyển hình thức đầu tư, Nhà nước sẽ quan tâm hỗ trợ nhiều hơn thông qua điều chỉnh hỗ trợ vốn đầu tư cao hơn các tỉnh khác. Còn lại, nếu các địa phương này vẫn tiếp tục bố trí vốn đầu tư dàn trải thì sẽ phải tự giải quyết.
- Một trong những hình thức đầu tư là đối tác công tư (PPP) đang được coi như “cứu cánh” cho các dự án không bố trí được vốn từ ngân sách và vốn trái phiếu nhưng lại khó triển khai do chưa có các quy định cụ thể phân chia lợi ích cũng như rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư? Vậy Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ kiến nghị gì với Chính phủ để tháo “thút thắt” này?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 71 quy định về hình thức đầu tư PPP và đã có hướng dẫn rõ ràng; trong đó tỷ lệ hỗ trợ của Nhà nước không quá 30%, còn lại các doanh nghiệp tự lo. Tuy nhiên, việc triển khai trong thực tế còn nhiều vướng mắc nên trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung quyết định 71, làm sao cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam hơn để doanh nghiệp có thể tham gia vào và thu hồi vốn nhanh hơn.
Thứ hai, Bộ cũng sẽ rà soát lại những quy định về PPP, BOT, BT làm sao cho thiết thực. Đặc biệt, trong lúc chuyển đổi hình thức đầu tư như hiện nay, chúng ta đặc biệt cần mở cơ chế thoáng hơn, có thể Nhà nước thậm chí phải chấp nhận một phần hỗ trợ cho doanh nghiệp để doanh nghiệp bỏ tiền vào dự án và thu được hiệu quả và minh bạch. Đây là điểm cốt yếu.
- Chỉ thị 1792 lần đầu tiên đưa ra cơ chế quy trách nhiệm cá nhân trong việc phê duyệt dự án, thẩm định dự án cũng như bố trí vốn cho dự án? Vậy quy định này liệu có khả thi khi chúng ta vốn đã quen với cơ chế chịu trách nhiệm tập thể?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Chỉ thị đã nói rõ, cá nhân nào có quyền ký phê duyệt dự án đầu tư mà không xác định rõ được nguồn vốn, để dự án triển khai kéo dài gây lãng phí thì cá nhân đó sẽ phải chịu trách nhiệm về cả hành chính và kinh tế.
Cụ thể, việc bố trí vốn cho các dự án mới năm 2012 phải đảm bảo tổng số vốn bố trí cho từng dự án (gồm vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác) tối thiểu bằng 15% đối với dự án nhóm A; 20% đối với dự án nhóm B; 35% với dự án nhóm C so với tổng vốn đầu tư được phê duyệt; trong đó, dự án nhóm B phải hoàn thành trong 5 năm và dự án nhóm C phải hoàn thành trong 3 năm. Tôi tin rằng, với chế tài rõ ràng kiên quyết như vậy, chắc chắn trong thời gian tới các vi phạm sẽ phải được xử lý.
Còn với các dự án đã được phê duyệt và hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí nhưng vẫn bị chậm tiến độ sẽ được xem xét làm rõ nguyên nhân. Theo đó, nếu nguyên nhân là do bố trí vốn thì trách nhiệm thuộc 2 phía.
Nếu thuộc phần vốn do Trung ương cấp thì Trung ương chịu trách nhiệm; nếu thuộc phần ngân sách địa phương cam kết bố trí thì địa phương phải chịu trách nhiệm. Còn với nguyên nhân chậm tiến độ không do bố trí vốn mà do việc chọn nhà thầu không đủ năng lực thì cá nhân chọn nhà thầu sẽ bị xử lý. Xử lý hành chính đối với cá nhân sẽ là khiển trách, cảnh cáo, nhắc nhở tùy theo mức độ. Về kinh tế, có thể bị thu hồi vốn lại cho Trung ương và điều này đã được Chính phủ làm rồi.
- Điểm mới trong Chỉ thị 1792 là quy định việc lập kế hoạch đầu tư sẽ là lập kế hoạch trung hạn 5 năm có phân khai ra kế hoạch từng năm so với việc lập kế hoạch thụ động từng năm trước đây. Vậy Bộ trưởng đánh giá như thế nào về sự đổi mới này?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Sự đổi mới trong việc lập kế hoạch sẽ loại bỏ cơ chế xin cho bởi vì Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thông báo về kế hoạch cụ thể bố trí tổng vốn đầu tư cho cả giai đoạn 3-5 năm tới; trong đó có kế hoạch vốn cho từng năm. Trên cơ sở của việc bố trí vốn cụ thể như vậy, các bộ và địa phương sẽ tự quyết định bố trí sử dụng vốn cho phù hợp, hiệu quả. Tuy nhiên, việc bố trí này sẽ phải có sự kiểm soát từ trung ương để không quay trở lại tình trạng đầu tư phân tán.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính được Chính phủ giao “gác cổng” vấn đề này. Hai bộ sẽ rà soát trước khi các địa phương phê duyệt dự án đầu tư. Chỉ thị 1792 quy định có thẩm định dự án nhưng chỉ thẩm định các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho địa phương, còn phần cân đối tỏng ngân sách địa phương thì không thẩm định.
Như vậy, phần thẩm định rất ít và các bộ, ngành cũng không phải thẩm định mà chỉ sau khi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh ký phần trong cân đối trong ngân sách địa phương và Bộ trưởng ký các phần vốn thuộc ngân sách Nhà nước cấp cho bộ sẽ phải gửi lên cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để hai bộ phối hợp xem xét các quyết định ấy có đúng với các tiêu chí quy định trong Chỉ thị 1792 của Thủ tướng.
Nếu đúng thì triển khai, còn không đúng thì hai bộ sẽ có khuyến cáo cụ thể để các địa phương, các bộ xem xét điều chỉnh lại quyết định đầu tư nhằm đảm bảo nguyên tắc: vốn bố trí tập trung và theo đúng quy định nhóm B không quá 5 năm, nhóm C không quá 3 năm; sử dụng nguồn vốn đúng mục đích. Nếu sau khi có khuyến cáo rồi mà các địa phương, bộ vẫn tiếp tục triển khai thì Chính phủ sẽ xử lý.
- Bộ trưởng kỳ vọng như thế nào vào từ Chỉ thị 1792 này?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Theo tôi, Chỉ thị 1792 chắc chắn sẽ tạo ra một sự bố trí vốn tập trung hơn so với trước đây, sẽ tạo ra một cú hích, là điểm khởi đầu cho tái cơ cấu đầu tư công. Chỉ thị cũng thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ để khắc phục “bệnh” bố trí vốn dàn trải, kém hiệu quả trước đây. Điều này không có gì phải nghi ngờ. Điều cần nghi ngờ là Chỉ thị có được thực hiện nghiêm túc hay không? Bản thân tôi luôn tin tưởng Chỉ thị sẽ phải được thực hiện nghiêm túc vì đã đến lúc chúng ta không thể không nghiêm túc được. /.
Bên lề Hội nghị hướng dẫn triển khai Chỉ thị này ngày 15/11, phóng viên đã phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh về tác động của cú hích này với tái cơ cấu đầu tư công cũng như các giải pháp trong thời gian tới.
-Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng đã nói việc triển khai Chỉ thị 1792 này chắc chắn sẽ không tránh khỏi tạo ra cú sốc với các địa phương, nhất là các địa phương khó khăn, địa phương miền núi . Xin Bộ trưởng nói rõ hơn về tác động này cũng như hướng giải quyết?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Để hoàn thành số dự án đang thi công dở dang mà Quốc hội đã thông qua ở Nghị quyết 881 và Quyết định 184 của Thủ tướng Chính phủ cho giai đoạn 2011-2015 đã cần trên 500.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 2 này chỉ cho phép bố trí không quá 225.000 tỷ, tương đương với đáp ứng được 36% nhu cầu của các công trình dở dang. Như vậy, sẽ có 2/3 khối lượng dự án, công trình sẽ không có vốn bố trí.
Trong khi đó, đây là các dự án đường giao thông, thủy lợi, bệnh viện, trường học. Do vậy, các bức xúc nảy sinh từ việc không có vốn và phải chuyển đổi hình thức đầu tư là việc khó tránh khỏi. Đây là việc cực chẳng đã nhưng đã đến lúc chúng ta không thể không làm bởi siết chặt việc bố trí vốn đầu tư là để dồn lực hoàn thành dứt điểm một số công trình nhằm phát huy hiệu quả.
Sau cú chuyển đổi mạnh mẽ này, bên cạnh mặt được là hiệu quả đầu tư mang lại, tác động bất lợi không mong muốn đi kèm là sự bức xúc và lãng phí nhất định. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết giải quyết tốt theo hai hướng: Dùng cả vốn Nhà nước để hỗ trợ việc chuyển đổi các công trình sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và dùng cơ chế mở ra đối với các công trình để doanh nghiệp có thể tham gia vào đầu tư, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành thì cơ bản sẽ không tạo ra lãng phí, bức xúc mà còn tạo ra tiền lệ để huy động các doanh nghiệp.
Hơn thế, Chỉ thị 1792 là tín hiệu tốt cho thấy Chính phủ đã sẵn sàng mở ra một kênh đầu tư mới cho các nhà đầu tư trong nước, quốc tế có thể tham gia vào một số dự án mà trước đây chỉ có Nhà nước đầu tư.
Vì vậy, với các dự án chuyển đổi được sang hình thức đầu tư khác như BT, BOT, PPP hoặc bán khoán cho thuê thì sẽ hiệu quả. Tuy nhiên, việc kêu gọi đầu tư theo hình thức này sẽ chỉ áp dụng được với các công trình có mức độ hoàn vốn cao; diễn ra ở địa bàn Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố lớn khác.
Với các dự án ở các tỉnh miền núi biên giới buộc phải chuyển hình thức đầu tư, Nhà nước sẽ quan tâm hỗ trợ nhiều hơn thông qua điều chỉnh hỗ trợ vốn đầu tư cao hơn các tỉnh khác. Còn lại, nếu các địa phương này vẫn tiếp tục bố trí vốn đầu tư dàn trải thì sẽ phải tự giải quyết.
- Một trong những hình thức đầu tư là đối tác công tư (PPP) đang được coi như “cứu cánh” cho các dự án không bố trí được vốn từ ngân sách và vốn trái phiếu nhưng lại khó triển khai do chưa có các quy định cụ thể phân chia lợi ích cũng như rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư? Vậy Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ kiến nghị gì với Chính phủ để tháo “thút thắt” này?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 71 quy định về hình thức đầu tư PPP và đã có hướng dẫn rõ ràng; trong đó tỷ lệ hỗ trợ của Nhà nước không quá 30%, còn lại các doanh nghiệp tự lo. Tuy nhiên, việc triển khai trong thực tế còn nhiều vướng mắc nên trong thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung quyết định 71, làm sao cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam hơn để doanh nghiệp có thể tham gia vào và thu hồi vốn nhanh hơn.
Thứ hai, Bộ cũng sẽ rà soát lại những quy định về PPP, BOT, BT làm sao cho thiết thực. Đặc biệt, trong lúc chuyển đổi hình thức đầu tư như hiện nay, chúng ta đặc biệt cần mở cơ chế thoáng hơn, có thể Nhà nước thậm chí phải chấp nhận một phần hỗ trợ cho doanh nghiệp để doanh nghiệp bỏ tiền vào dự án và thu được hiệu quả và minh bạch. Đây là điểm cốt yếu.
- Chỉ thị 1792 lần đầu tiên đưa ra cơ chế quy trách nhiệm cá nhân trong việc phê duyệt dự án, thẩm định dự án cũng như bố trí vốn cho dự án? Vậy quy định này liệu có khả thi khi chúng ta vốn đã quen với cơ chế chịu trách nhiệm tập thể?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Chỉ thị đã nói rõ, cá nhân nào có quyền ký phê duyệt dự án đầu tư mà không xác định rõ được nguồn vốn, để dự án triển khai kéo dài gây lãng phí thì cá nhân đó sẽ phải chịu trách nhiệm về cả hành chính và kinh tế.
Cụ thể, việc bố trí vốn cho các dự án mới năm 2012 phải đảm bảo tổng số vốn bố trí cho từng dự án (gồm vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác) tối thiểu bằng 15% đối với dự án nhóm A; 20% đối với dự án nhóm B; 35% với dự án nhóm C so với tổng vốn đầu tư được phê duyệt; trong đó, dự án nhóm B phải hoàn thành trong 5 năm và dự án nhóm C phải hoàn thành trong 3 năm. Tôi tin rằng, với chế tài rõ ràng kiên quyết như vậy, chắc chắn trong thời gian tới các vi phạm sẽ phải được xử lý.
Còn với các dự án đã được phê duyệt và hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí nhưng vẫn bị chậm tiến độ sẽ được xem xét làm rõ nguyên nhân. Theo đó, nếu nguyên nhân là do bố trí vốn thì trách nhiệm thuộc 2 phía.
Nếu thuộc phần vốn do Trung ương cấp thì Trung ương chịu trách nhiệm; nếu thuộc phần ngân sách địa phương cam kết bố trí thì địa phương phải chịu trách nhiệm. Còn với nguyên nhân chậm tiến độ không do bố trí vốn mà do việc chọn nhà thầu không đủ năng lực thì cá nhân chọn nhà thầu sẽ bị xử lý. Xử lý hành chính đối với cá nhân sẽ là khiển trách, cảnh cáo, nhắc nhở tùy theo mức độ. Về kinh tế, có thể bị thu hồi vốn lại cho Trung ương và điều này đã được Chính phủ làm rồi.
- Điểm mới trong Chỉ thị 1792 là quy định việc lập kế hoạch đầu tư sẽ là lập kế hoạch trung hạn 5 năm có phân khai ra kế hoạch từng năm so với việc lập kế hoạch thụ động từng năm trước đây. Vậy Bộ trưởng đánh giá như thế nào về sự đổi mới này?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Sự đổi mới trong việc lập kế hoạch sẽ loại bỏ cơ chế xin cho bởi vì Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thông báo về kế hoạch cụ thể bố trí tổng vốn đầu tư cho cả giai đoạn 3-5 năm tới; trong đó có kế hoạch vốn cho từng năm. Trên cơ sở của việc bố trí vốn cụ thể như vậy, các bộ và địa phương sẽ tự quyết định bố trí sử dụng vốn cho phù hợp, hiệu quả. Tuy nhiên, việc bố trí này sẽ phải có sự kiểm soát từ trung ương để không quay trở lại tình trạng đầu tư phân tán.
Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính được Chính phủ giao “gác cổng” vấn đề này. Hai bộ sẽ rà soát trước khi các địa phương phê duyệt dự án đầu tư. Chỉ thị 1792 quy định có thẩm định dự án nhưng chỉ thẩm định các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho địa phương, còn phần cân đối tỏng ngân sách địa phương thì không thẩm định.
Như vậy, phần thẩm định rất ít và các bộ, ngành cũng không phải thẩm định mà chỉ sau khi Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh ký phần trong cân đối trong ngân sách địa phương và Bộ trưởng ký các phần vốn thuộc ngân sách Nhà nước cấp cho bộ sẽ phải gửi lên cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để hai bộ phối hợp xem xét các quyết định ấy có đúng với các tiêu chí quy định trong Chỉ thị 1792 của Thủ tướng.
Nếu đúng thì triển khai, còn không đúng thì hai bộ sẽ có khuyến cáo cụ thể để các địa phương, các bộ xem xét điều chỉnh lại quyết định đầu tư nhằm đảm bảo nguyên tắc: vốn bố trí tập trung và theo đúng quy định nhóm B không quá 5 năm, nhóm C không quá 3 năm; sử dụng nguồn vốn đúng mục đích. Nếu sau khi có khuyến cáo rồi mà các địa phương, bộ vẫn tiếp tục triển khai thì Chính phủ sẽ xử lý.
- Bộ trưởng kỳ vọng như thế nào vào từ Chỉ thị 1792 này?
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Theo tôi, Chỉ thị 1792 chắc chắn sẽ tạo ra một sự bố trí vốn tập trung hơn so với trước đây, sẽ tạo ra một cú hích, là điểm khởi đầu cho tái cơ cấu đầu tư công. Chỉ thị cũng thể hiện quyết tâm cao của Chính phủ để khắc phục “bệnh” bố trí vốn dàn trải, kém hiệu quả trước đây. Điều này không có gì phải nghi ngờ. Điều cần nghi ngờ là Chỉ thị có được thực hiện nghiêm túc hay không? Bản thân tôi luôn tin tưởng Chỉ thị sẽ phải được thực hiện nghiêm túc vì đã đến lúc chúng ta không thể không nghiêm túc được. /.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)