Mặc dù dự định công bố thành phần nội các mới vào tối 8/11, song chính giới Hy Lạp đã phải kéo dài các cuộc đàm phán về vấn đề này sang ngày thứ ba.
Đàm phán phải kéo dài do phe đối lập phản đối lập trường của Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu chính phủ mới ra văn bản tán thành thỏa thuận cứu trợ dành cho Athens đạt được tại hội nghị thượng đỉnh EU hồi tháng trước.
Người đứng đầu đảng Dân chủ Mới Antonis Samaras cho biết, ông đã giải thích rõ việc áp dụng các quyết định tại hội nghị tháng 10 là "điều hiển nhiên" để bảo vệ Hy Lạp và Khu vực đồng euro (Eurozone).
Tuy nhiên, ông thấy không cần thiết phải cam kết thực hiện các quyết định này bằng văn bản. Ông khẳng định sẽ không cho phép bất kỳ người nào nghi ngờ các cam kết nhận cứu trợ của Athens vì điều này liên quan đến chân giá trị của Hy Lạp.
[Thủ tướng Hy Lạp yêu cầu toàn bộ nội các từ chức]
Theo thỏa thuận đạt được tháng Mười vừa qua, Hy Lạp sẽ nhận được 100 tỷ euro tiền cho vay từ Eurozone, được xóa nợ tổng cộng 100 tỷ euro và được nhận các cam kết cho vay trị giá 30 tỷ euro từ các chính phủ thành viên khu vực.
Đổi lại, Hy Lạp phải siết chặt các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" vốn là nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu tình trên đường phố và khiến chính phủ đương nhiệm phải từ chức.
Người phát ngôn đảng Dân chủ Mới Yiannis Michelakis cho rằng, không thể sử dụng việc EU mất tin tưởng vào chính phủ sắp từ chức để lăng mạ giá trị của Hy Lạp.
Trước đó, ngày 7/11, người đứng đầu Nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone Jean-Claude Juncker đề nghị các chính đảng tham gia tiến trình thành lập chính phủ mới ở Hy Lạp phải nhất trí bằng văn bản với thỏa thuận cứu trợ dành cho Athens đạt được tại hội nghị thượng đỉnh EU vừa qua.
Ủy viên EU phụ trách các vấn đề kinh tế Olli Rehn cho rằng, cam kết bằng văn bản là động thái chứng tỏ Athens muốn sửa chữa hành vi "phá vỡ lòng tin" mới đây, khi chính phủ đương nhiệm tuyên bố tổ chức chưng cầu ý dân về thỏa thuận cứu trợ nói trên.
Liên quan tiến trình đàm phán thành lập chính phủ mới ở Hy Lạp, Thủ tướng sắp từ chức George Papandreou trình đơn từ chức của nội các đương nhiệm lên Tổng thống Karolos Papoulias trong ngày 9/11.
Sau đó, những người đứng đầu các chính đảng sẽ được mời đến để giúp thành lập chính phủ mới.
Cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Lucas Papademos nhiều khả năng sẽ được chỉ định giữ cương vị thủ tướng tạm quyền, bất chấp những tuyên bố khiến việc bổ nhiệm ông bị trì hoãn, do ông có uy tín từng là "cánh tay phải" của cựu Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet.
Theo phương tiện thông tin đại chúng Hy Lạp, ông Papademos muốn kéo dài thời hạn nhắm quyền của chính phủ lâm thời đến sau ngày 19/2, thời điểm Hy Lạp dự định tiến hành tổng tuyển cử trước thời hạn.
Hai gương mặt khác đang được nhắc đến gồm thanh tra viên EU Nikiforos Diamantouros và cựu Bộ trưởng Tài chính Panagiotis Roumeliotis./.
Đàm phán phải kéo dài do phe đối lập phản đối lập trường của Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu chính phủ mới ra văn bản tán thành thỏa thuận cứu trợ dành cho Athens đạt được tại hội nghị thượng đỉnh EU hồi tháng trước.
Người đứng đầu đảng Dân chủ Mới Antonis Samaras cho biết, ông đã giải thích rõ việc áp dụng các quyết định tại hội nghị tháng 10 là "điều hiển nhiên" để bảo vệ Hy Lạp và Khu vực đồng euro (Eurozone).
Tuy nhiên, ông thấy không cần thiết phải cam kết thực hiện các quyết định này bằng văn bản. Ông khẳng định sẽ không cho phép bất kỳ người nào nghi ngờ các cam kết nhận cứu trợ của Athens vì điều này liên quan đến chân giá trị của Hy Lạp.
[Thủ tướng Hy Lạp yêu cầu toàn bộ nội các từ chức]
Theo thỏa thuận đạt được tháng Mười vừa qua, Hy Lạp sẽ nhận được 100 tỷ euro tiền cho vay từ Eurozone, được xóa nợ tổng cộng 100 tỷ euro và được nhận các cam kết cho vay trị giá 30 tỷ euro từ các chính phủ thành viên khu vực.
Đổi lại, Hy Lạp phải siết chặt các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" vốn là nguyên nhân dẫn đến các cuộc biểu tình trên đường phố và khiến chính phủ đương nhiệm phải từ chức.
Người phát ngôn đảng Dân chủ Mới Yiannis Michelakis cho rằng, không thể sử dụng việc EU mất tin tưởng vào chính phủ sắp từ chức để lăng mạ giá trị của Hy Lạp.
Trước đó, ngày 7/11, người đứng đầu Nhóm các bộ trưởng tài chính Eurozone Jean-Claude Juncker đề nghị các chính đảng tham gia tiến trình thành lập chính phủ mới ở Hy Lạp phải nhất trí bằng văn bản với thỏa thuận cứu trợ dành cho Athens đạt được tại hội nghị thượng đỉnh EU vừa qua.
Ủy viên EU phụ trách các vấn đề kinh tế Olli Rehn cho rằng, cam kết bằng văn bản là động thái chứng tỏ Athens muốn sửa chữa hành vi "phá vỡ lòng tin" mới đây, khi chính phủ đương nhiệm tuyên bố tổ chức chưng cầu ý dân về thỏa thuận cứu trợ nói trên.
Liên quan tiến trình đàm phán thành lập chính phủ mới ở Hy Lạp, Thủ tướng sắp từ chức George Papandreou trình đơn từ chức của nội các đương nhiệm lên Tổng thống Karolos Papoulias trong ngày 9/11.
Sau đó, những người đứng đầu các chính đảng sẽ được mời đến để giúp thành lập chính phủ mới.
Cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Lucas Papademos nhiều khả năng sẽ được chỉ định giữ cương vị thủ tướng tạm quyền, bất chấp những tuyên bố khiến việc bổ nhiệm ông bị trì hoãn, do ông có uy tín từng là "cánh tay phải" của cựu Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet.
Theo phương tiện thông tin đại chúng Hy Lạp, ông Papademos muốn kéo dài thời hạn nhắm quyền của chính phủ lâm thời đến sau ngày 19/2, thời điểm Hy Lạp dự định tiến hành tổng tuyển cử trước thời hạn.
Hai gương mặt khác đang được nhắc đến gồm thanh tra viên EU Nikiforos Diamantouros và cựu Bộ trưởng Tài chính Panagiotis Roumeliotis./.
(TTXVN/Vietnam+)