Tòa Phúc thẩm Anh vừa chấp nhận đơn kháng cáo của Bộ trưởng Nội vụ nước này, Theresa May, nhằm chống lại quyết định của Ủy ban kháng cáo về các vấn đề nhập cư đặc biệt (SIAC) cho phép Giáo sỹ Hồi giáo cực đoan Abu Qatada ở lại Anh thay vì dẫn độ ông này về Jordan.
Tháng trước, ông Qatada đã được thả khỏi nhà tù Long Lartin ở hạt Worcestershire (Anh) sau khi ông này kháng cáo thành công tại SIAC và đồng ý nộp tiền bảo lãnh, đồng thời chấp nhận bị quản thúc tại nhà 16 giờ/ngày và một số hạn chế khác.
Giáo sỹ Qatada, tên thật là Omar Othman, cũng sẽ không bị dẫn độ tới Jordan, nơi ông bị cáo buộc âm mưu thực hiện các vụ đánh bom nhằm vào các mục tiêu của phương Tây và Israel trước năm 2000.
SIAC đưa quyết định trên sau khi các luật sư của Giáo sỹ Qatada biện luận rằng ông sẽ không được xét xử công bằng nếu bị dẫn độ tới Jordan.
Tuy nhiên, Chính phủ Anh cho rằng SIAC đã trích dẫn sai điều luật liên quan đến quyền của ông Qatada và quyết định kháng cáo lại quyết định này.
Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ cho biết: "Chúng tôi vui mừng vì Tòa Phúc thẩm cho phép chúng tôi kháng án lại quyết định của SIAC về việc trục xuất ông Abu Qatada. Như chúng tôi đã nói, chính phủ hoàn toàn phản đối phán quyết của SIAC và chúng tôi vẫn quyết tâm trục xuất người đàn ông nguy hiểm này."
Qatada, từng được coi là cánh tay phải của trùm khủng bố Osama bin Laden ở châu Âu, đã được Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR) bồi thường 2.500 Bảng vào năm 2009 sau khi các thẩm phán ra phán quyết rằng việc giam giữ ông mà không đưa ra xét xử ở Anh theo các điều luật chống khủng bố đã vi phạm nhân quyền của ông.
Tháng 12/2001, Qatada trở thành một trong những người bị truy nã ráo riết nhất ở Anh sau khi ông này bỏ chạy khỏi căn hộ ở quận Acton phía Tây thủ đô London.
Gần một năm sau, ông Qatada đã bị bắt khi đang ẩn náu tại một ngôi nhà ở phía Nam London và sau đó bị giam giữ ở nhà tù Belmarsh.
Sau nhiều lần bị bắt giữ rồi được thả ra trong những năm vừa qua, ông Qatada đã bị bắt lại vào tháng 4/2012 và Chính phủ Anh hy vọng có thể trục xuất ông ra khỏi nước này.
Tuy nhiên, sau đó SIAC đã ra quyết định thả ông Qatada khỏi nhà tù sau khi ông này chấp nhận nộp tiền bảo lãnh và một số điều kiện khác, trong đó có việc cấm không được sử dụng tầu điện ngầm, tầu hỏa, ôtô, xe máy, xe buýt, điện thoại di động, máy tính và các thiết bị khác.
Ông này cũng bị cấm không được liên lạc với một số cá nhân và không được tham dự các buổi cầu nguyện hay giảng đạo./.
Tháng trước, ông Qatada đã được thả khỏi nhà tù Long Lartin ở hạt Worcestershire (Anh) sau khi ông này kháng cáo thành công tại SIAC và đồng ý nộp tiền bảo lãnh, đồng thời chấp nhận bị quản thúc tại nhà 16 giờ/ngày và một số hạn chế khác.
Giáo sỹ Qatada, tên thật là Omar Othman, cũng sẽ không bị dẫn độ tới Jordan, nơi ông bị cáo buộc âm mưu thực hiện các vụ đánh bom nhằm vào các mục tiêu của phương Tây và Israel trước năm 2000.
SIAC đưa quyết định trên sau khi các luật sư của Giáo sỹ Qatada biện luận rằng ông sẽ không được xét xử công bằng nếu bị dẫn độ tới Jordan.
Tuy nhiên, Chính phủ Anh cho rằng SIAC đã trích dẫn sai điều luật liên quan đến quyền của ông Qatada và quyết định kháng cáo lại quyết định này.
Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ cho biết: "Chúng tôi vui mừng vì Tòa Phúc thẩm cho phép chúng tôi kháng án lại quyết định của SIAC về việc trục xuất ông Abu Qatada. Như chúng tôi đã nói, chính phủ hoàn toàn phản đối phán quyết của SIAC và chúng tôi vẫn quyết tâm trục xuất người đàn ông nguy hiểm này."
Qatada, từng được coi là cánh tay phải của trùm khủng bố Osama bin Laden ở châu Âu, đã được Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR) bồi thường 2.500 Bảng vào năm 2009 sau khi các thẩm phán ra phán quyết rằng việc giam giữ ông mà không đưa ra xét xử ở Anh theo các điều luật chống khủng bố đã vi phạm nhân quyền của ông.
Tháng 12/2001, Qatada trở thành một trong những người bị truy nã ráo riết nhất ở Anh sau khi ông này bỏ chạy khỏi căn hộ ở quận Acton phía Tây thủ đô London.
Gần một năm sau, ông Qatada đã bị bắt khi đang ẩn náu tại một ngôi nhà ở phía Nam London và sau đó bị giam giữ ở nhà tù Belmarsh.
Sau nhiều lần bị bắt giữ rồi được thả ra trong những năm vừa qua, ông Qatada đã bị bắt lại vào tháng 4/2012 và Chính phủ Anh hy vọng có thể trục xuất ông ra khỏi nước này.
Tuy nhiên, sau đó SIAC đã ra quyết định thả ông Qatada khỏi nhà tù sau khi ông này chấp nhận nộp tiền bảo lãnh và một số điều kiện khác, trong đó có việc cấm không được sử dụng tầu điện ngầm, tầu hỏa, ôtô, xe máy, xe buýt, điện thoại di động, máy tính và các thiết bị khác.
Ông này cũng bị cấm không được liên lạc với một số cá nhân và không được tham dự các buổi cầu nguyện hay giảng đạo./.
Huy Hiệp/London (Vietnam+)