Chính phủ Ba Lan có kế hoạch đầu tư từ 10 tỷ-14,1 tỷ zlotys, tương đương 3,2 tỷ -4,5 tỷ USD cho các chương trình phát triển một số hạng mục của hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) của Mỹ ở châu Âu.
Tờ Gazeta Wyborcza của Ba Lan số ra ngày 19/10 dẫn lời người đứng đầu Cục An ninh quốc gia nước này, ông Stanislav Kozey, cho biết số tiền tài trợ cho việc xây dựng NMD sẽ được trích từ ngân sách quân sự trong giai đoạn 2013-2023.
Mức tăng ngân sách quốc phòng hàng năm của Warsaw trong giai đoạn trên sẽ là 0,9 tỷ-1,6 tỷ USD, tùy thuộc vào tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Dự kiến, chi tiêu quân sự của Ba Lan trong hơn 10 năm sẽ tăng từ 32 tỷ-45,5 tỷ zlotys (tương đương 9,7 tỷ -14,4 tỷ USD).
Trước đó, Ba Lan đã công bố kế hoạch sẽ thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa riêng để bảo vệ đất nước trước mọi cuộc tấn công từ không trung, và trong tương lai sẽ là một bộ phận của "lá chắn tên lửa" Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George Bush, Lầu Năm Góc đã vạch kế hoạch bố trí 10 dàn tên lửa đánh chặn thuộc NMD trên lãnh thổ Ba Lan và trạm radar ở Cộng hòa Séc. Tuy nhiên, sau khi lên làm Tổng thống Mỹ năm 2009 thay ông Bush, Tổng thống Barack Obama đã có những điều chỉnh và thay đổi về bố trí NMD tại châu Âu mà theo đó, vào năm 2018 tới trên lãnh thổ Ba Lan sẽ xuất hiện các tên lửa đánh chặn SM-3./.
Tờ Gazeta Wyborcza của Ba Lan số ra ngày 19/10 dẫn lời người đứng đầu Cục An ninh quốc gia nước này, ông Stanislav Kozey, cho biết số tiền tài trợ cho việc xây dựng NMD sẽ được trích từ ngân sách quân sự trong giai đoạn 2013-2023.
Mức tăng ngân sách quốc phòng hàng năm của Warsaw trong giai đoạn trên sẽ là 0,9 tỷ-1,6 tỷ USD, tùy thuộc vào tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Dự kiến, chi tiêu quân sự của Ba Lan trong hơn 10 năm sẽ tăng từ 32 tỷ-45,5 tỷ zlotys (tương đương 9,7 tỷ -14,4 tỷ USD).
Trước đó, Ba Lan đã công bố kế hoạch sẽ thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa riêng để bảo vệ đất nước trước mọi cuộc tấn công từ không trung, và trong tương lai sẽ là một bộ phận của "lá chắn tên lửa" Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George Bush, Lầu Năm Góc đã vạch kế hoạch bố trí 10 dàn tên lửa đánh chặn thuộc NMD trên lãnh thổ Ba Lan và trạm radar ở Cộng hòa Séc. Tuy nhiên, sau khi lên làm Tổng thống Mỹ năm 2009 thay ông Bush, Tổng thống Barack Obama đã có những điều chỉnh và thay đổi về bố trí NMD tại châu Âu mà theo đó, vào năm 2018 tới trên lãnh thổ Ba Lan sẽ xuất hiện các tên lửa đánh chặn SM-3./.
(TTXVN)