Các nhà hòa giải quốc tế ngày 12/6 đã thất bại trong việc thuyết phục Tổng thống lâm thời Mali Dioncounda Traore "dỡ bỏ chướng ngại vật cuối cùng" để ký kết thỏa thuận với các nhóm phiến quân người Tuareg đang chiếm giữ một số khu vực miền Bắc nước này và mở đường cho một cuộc bầu cử tổng thống diễn ra trên toàn quốc trong tháng tới.
Cuộc đàm phán ba bên đã kéo dài trong sáu giờ tại thủ đô Bamako của Mali, giữa Chính phủ Mali, đại diện các nhóm phiến quân Tuareg và nhóm các nhà hòa giải gồm Ngoại trưởng Burkina Faso Djibril Bassole và các quan chức từ Pháp, Liên hợp quốc, Liên minh châu Phi (AU), Liên minh châu Âu (EU).
Một nguồn tin thân cận với Chính phủ Mali cho biết các bất đồng liên quan tới điều kiện giải giáp vũ khí của phiến quân và điều kiện triển khai quân đội Mali là lý do chính khiến cuộc đàm phán vẫn chưa đạt được kết quả.
Trong khi đó, trưởng đoàn đàm phán của phiến quân Tuareg Mahamadou Djeri Maiga, khẳng định các nhóm phiến quân sẵn sàng ký kết các văn kiện do Burkina Faso đề xuất, đồng thời cho biết phiến quân Tuareg "sẽ giới hạn địa bàn và vũ trang" của mình.
Nhân vật này nêu rõ phiến quân Tuareg sẽ chỉ giải giáp vũ khí nếu đạt được thỏa thuận với chính phủ về một "quy chế đặc biệt" cho khu vực miền Bắc trước khi diễn ra bầu cử.
Trước đó, Tổng thống Traore đã nhiều lần tuyên bố "không chấp nhận độc lập" cho miền Bắc Mali như mong muốn của lực lượng Tuareg, nhưng có thể đồng ý để vùng này được hưởng quy chế "phân quyền" nếu tiến trình này được "thiết lập một cách đúng đắn".
Ông cho biết vì sự toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất dân tộc, chính phủ buộc phải đối thoại với Phong trào dân tộc giải phóng Azouad (MNLA), mặc dù phong trào này hiện không còn như lúc ra đời, mà bao gồm một số phần tử thuộc nhóm Hồi giáo cực đoan Ançar Dine.
Tổng thống Traore khẳng định sẽ thảo luận "tất cả những vấn đề mà họ có thể quan tâm, miễn là họ từ bỏ ý định đòi độc lập, tôn trọng tính thế tục của Nhà nước Mali và tham gia tiến trình bầu cử."
Mali rơi vào xung đột sau khi Đô đốc Amadou Sanogo dẫn đầu một nhóm sỹ quan quân đội lật đổ Tổng thống Amadou Toumani Toure hồi tháng 3/2012.
Cuộc binh biến đã mở đường cho các tay súng Hồi giáo cực đoan có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda và lực lượng người Tuareg chiếm giữ các tỉnh miền Bắc.
Lo ngại xung đột tại Mali có thể châm ngòi cho làn sóng bạo loạn mới trong khu vực, chính phủ Pháp đã cấp tốc điều động binh sỹ đến Mali từ tháng Một năm nay giúp chặn đứng các làn sóng tấn công "Nam tiến" của quân nổi dậy. Dưới sự hỗ trợ của quân đội Pháp, các chiến dịch truy quét của binh sỹ Mali đã đạt được nhiều thành quả.
Trong một diễn biến liên quan, Pháp đã quyết định kéo dài thời hạn rút quân khỏi Mali cho đến khi nước này tổ chức xong cuộc bầu cử tổng thống.
Sau khi kết thúc chiến dịch "Mèo hoang" và giành lại hầu hết các khu vực miền Bắc Mali từ tay lực lượng Hồi giáo vũ trang, Pháp bắt đầu giảm dần số binh sỹ không thuộc diện thiết yếu.
Khoảng 2.000 trong tổng số 5.500 quân tham gia chiến dịch đã trở về Pháp, trong khi số còn lại sẽ ở lại Mali cho đến khi một viên tướng người Pháp được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng phái bộ hỗn hợp Liên hợp quốc ổn định Mali (MINUSMA) sẽ được triển khai vào đầu tháng Bảy tới./.
Cuộc đàm phán ba bên đã kéo dài trong sáu giờ tại thủ đô Bamako của Mali, giữa Chính phủ Mali, đại diện các nhóm phiến quân Tuareg và nhóm các nhà hòa giải gồm Ngoại trưởng Burkina Faso Djibril Bassole và các quan chức từ Pháp, Liên hợp quốc, Liên minh châu Phi (AU), Liên minh châu Âu (EU).
Một nguồn tin thân cận với Chính phủ Mali cho biết các bất đồng liên quan tới điều kiện giải giáp vũ khí của phiến quân và điều kiện triển khai quân đội Mali là lý do chính khiến cuộc đàm phán vẫn chưa đạt được kết quả.
Trong khi đó, trưởng đoàn đàm phán của phiến quân Tuareg Mahamadou Djeri Maiga, khẳng định các nhóm phiến quân sẵn sàng ký kết các văn kiện do Burkina Faso đề xuất, đồng thời cho biết phiến quân Tuareg "sẽ giới hạn địa bàn và vũ trang" của mình.
Nhân vật này nêu rõ phiến quân Tuareg sẽ chỉ giải giáp vũ khí nếu đạt được thỏa thuận với chính phủ về một "quy chế đặc biệt" cho khu vực miền Bắc trước khi diễn ra bầu cử.
Trước đó, Tổng thống Traore đã nhiều lần tuyên bố "không chấp nhận độc lập" cho miền Bắc Mali như mong muốn của lực lượng Tuareg, nhưng có thể đồng ý để vùng này được hưởng quy chế "phân quyền" nếu tiến trình này được "thiết lập một cách đúng đắn".
Ông cho biết vì sự toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất dân tộc, chính phủ buộc phải đối thoại với Phong trào dân tộc giải phóng Azouad (MNLA), mặc dù phong trào này hiện không còn như lúc ra đời, mà bao gồm một số phần tử thuộc nhóm Hồi giáo cực đoan Ançar Dine.
Tổng thống Traore khẳng định sẽ thảo luận "tất cả những vấn đề mà họ có thể quan tâm, miễn là họ từ bỏ ý định đòi độc lập, tôn trọng tính thế tục của Nhà nước Mali và tham gia tiến trình bầu cử."
Mali rơi vào xung đột sau khi Đô đốc Amadou Sanogo dẫn đầu một nhóm sỹ quan quân đội lật đổ Tổng thống Amadou Toumani Toure hồi tháng 3/2012.
Cuộc binh biến đã mở đường cho các tay súng Hồi giáo cực đoan có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda và lực lượng người Tuareg chiếm giữ các tỉnh miền Bắc.
Lo ngại xung đột tại Mali có thể châm ngòi cho làn sóng bạo loạn mới trong khu vực, chính phủ Pháp đã cấp tốc điều động binh sỹ đến Mali từ tháng Một năm nay giúp chặn đứng các làn sóng tấn công "Nam tiến" của quân nổi dậy. Dưới sự hỗ trợ của quân đội Pháp, các chiến dịch truy quét của binh sỹ Mali đã đạt được nhiều thành quả.
Trong một diễn biến liên quan, Pháp đã quyết định kéo dài thời hạn rút quân khỏi Mali cho đến khi nước này tổ chức xong cuộc bầu cử tổng thống.
Sau khi kết thúc chiến dịch "Mèo hoang" và giành lại hầu hết các khu vực miền Bắc Mali từ tay lực lượng Hồi giáo vũ trang, Pháp bắt đầu giảm dần số binh sỹ không thuộc diện thiết yếu.
Khoảng 2.000 trong tổng số 5.500 quân tham gia chiến dịch đã trở về Pháp, trong khi số còn lại sẽ ở lại Mali cho đến khi một viên tướng người Pháp được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng phái bộ hỗn hợp Liên hợp quốc ổn định Mali (MINUSMA) sẽ được triển khai vào đầu tháng Bảy tới./.
(TTXVN)