Trong 2 ngày 25-26/9, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên họp thường kỳ tháng Chín, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng Chín và 9 tháng của năm 2011, việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong 5 năm qua và phương hướng mục tiêu trong 5 năm tới.
Một trong những nội dung quan trọng được các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá là về nguyên nhân tình trạng lạm phát của Việt Nam tăng cao, đồng thời đề xuất các giải pháp căn bản ứng phó có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn.
Tham dự phiên họp có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
Nghị quyết đã đi vào cuộc sống
Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng Chín và 9 tháng qua, các thành viên Chính phủ nhận định nhờ triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam có xu hướng dần đi vào ổn định, lạm phát được kiềm chế, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng thấp nhất kể từ đầu năm đến nay và là tháng thứ 2 liên tiếp đạt dưới 1%.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn 3 lần chỉ tiêu kế hoạch đề ra, an sinh xã hội được chú trọng...
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,76%, trong đó sản xuất công nghiệp tăng 12% so với cùng kỳ; nông nghiệp tăng 4,1%; khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng 15,5%; xuất khẩu đạt trên 70 tỷ USD, tăng 35,4%; vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,2%; có 675 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn trên 8,23 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 1,1 triệu người...
Nổi bật là chỉ số giá tiêu dùng tháng Chín tăng 0,82% so với tháng trước, thể hiện việc thực hiện nghiêm túc Kết luận 02-KL/TW ngày 16/3 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2 của Chính phủ.
Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân, thực hiện Nghị quyết 11, thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt trong tiết kiệm chi tiêu, cắt giảm đầu tư, trên 900.000 hộ của thành phố đã tham gia tiết kiệm 295 nghìn kWh điện, do vậy không phải cắt điện giờ cao điểm và đảm bảo đủ điện cho sản xuất, 64.000 hộ có phòng trọ không tăng giá..., tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện có hiệu quả chủ trương.
“Bà con nông dân rất phấn khởi, bởi trong khó khăn nhưng Chính phủ vẫn dành nguồn lực lớn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, do vậy tốc độ tăng trưởng 9 tháng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,39%,” Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát nói.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các thành viên Chính phủ cho rằng, tỷ lệ nhập siêu tăng cao so với các tháng gần đây (tăng 26,9% so với cùng kỳ năm trước), các doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc huy động tiếp cận nguồn vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, giá cả đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn còn ở mức khá cao, ảnh hưởng đến tâm lý chăn nuôi trong việc tái đàn và mở rộng chăn nuôi...
Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, tình hình khó khăn nổi lên trong quý 4 là nhu cầu nhập khẩu lớn, cân đối ngoại tệ, nhất là huy động và cho vay lớn sẽ tạo áp lực về thu đổi ngoại tệ và giá, ảnh hưởng thiên tai, áp lực lạm phát tăng cao...
Trên tinh thần này, các thành viên Chính phủ kiến nghị tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, bảo đảm hỗ trợ về vốn tín dụng cho các nhu cầu thiết yếu nhất trong sản xuất kinh doanh, trước hết là cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn điện, doanh nghiệp vừa và nhỏ; tiếp tục rà soát để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư sản xuất kinh doanh và tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong mọi khâu lưu thông...
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đề nghị tăng cường kỷ luật hành chính trong điều hành, đặc biệt là xử lý nghiêm tình trạng đầu cơ để tăng giá hàng hóa.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng kiến nghị Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khi bị tác động của Nghị quyết 11, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng do đình hoãn, dẫn đến công nợ tăng và tiếp tục triển khai một số công trình dở dang đang thiếu vốn.
“Chính phủ xem xét hỗ trợ các tỉnh củng cố bờ bao và sơ tán dân khỏi vùng lũ ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, chuẩn bị giống cây vụ Đông ở các tỉnh phía Bắc, đồng thời mua 1 triệu liều vắcxin phòng chống dịch bệnh lợn tai xanh...,” Bộ tr ưởng Cao Đức Phát đề xuất.
Xử lý dứt điểm các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài
Thảo luận về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong 5 năm qua và phương hướng mục tiêu trong 5 năm tới, các thành viên Chính phủ cho rằng các quy định liên quan đến công tác quản lý vốn, tài sản tại các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu trong thời gian qua cơ bản đã tạo lập môi trường và điều kiện hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
Đa số các tập đoàn, tổng công ty kinh doanh có hiệu quả, đóng góp số thu lớn cho ngân sách nhà nước như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Nam, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn...
Nhiều tập đoàn và tổng công ty thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao trong việc giữ chi phối, bảo đảm việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế đối với một số lĩnh vực như khai thác và cung cấp than cho cả nước, cung ứng nhu cầu tiêu thụ điện của toàn xã hội, cung ứng xăng dầu phục vụ tiêu dùng, thực hiện xuất khẩu và điều tiết giá lúa gạo...
Đặc biệt là các tập đoàn, Tổng công ty đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, ngăn ngừa suy giảm kinh tế, duy trì việc làm cho người lao động, không để xảy ra đình công và bảo đảm thu nhập cho người lao động.
Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cũng cho rằng hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp còn chồng chéo, chưa có quy định cơ quan chịu trách nhiệm trong việc quản lý... Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp chồng chéo.
Một số tập đoàn, tổng công ty trong những năm qua đã tham gia góp vốn vào ngân hàng thương mại cổ phần, công ty chứng khoán, bất động sản..., gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh chính.
Các thành viên Chính phủ kiến nghị, cần khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện và trách nhiệm của doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu, sắp xếp lại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước...; kiên quyết xử lý dứt điểm các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ kéo dài, rút vốn khỏi ngành nghề sản xuất kinh doanh chính.
Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định trong quý 4 này, Bộ Giao thông Vận tải sẽ xử lý dứt điểm tình trạng thua lỗ kéo dài tại Tổng công ty Xây dựng đường thủy.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Chính phủ tập trung xử lý những tồn tại ở các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, trong đó sắp xếp lại tổ chức bộ máy gắn với cổ phần hóa, xây dựng phương án xử lý nợ, đồng thời xử lý dứt điểm các doanh nghiệp thua lỗ kéo dài.
Kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá qua hơn 6 tháng thực hiện Kết luận 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 11 của Chính phủ, nhìn chung kinh tế-xã hội đất nước đạt được kết quả bước đầu, cần tiếp tục được phát huy.
Nổi bật là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Lạm phát giảm dần, thu chi ngân sách đạt kết quả tốt (giảm bội chi xuống 4,9%), xuất khẩu tăng, nhờ đó giảm nhập siêu. Thặng dư cán cân thanh toán tổng thể, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh, kiểm soát tỷ giá tương đối ổn định, lãi suất còn cao nhưng có xu hướng giảm dần theo lạm phát, đầu tư phát triển, tổng đầu tư xã hội chỉ bằng 35% GDP, trong đó chủ yếu là giảm đầu tư công và nợ quốc gia vẫn trong phạm vi an toàn. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tăng trưởng khá...
An sinh xã hội trong điều kiện khó khăn vẫn được đảm bảo, trong đó tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5%, y tế giáo dục được tập trung đầu tư, gần 2 triệu sinh viên nghèo được vay vốn đi học...
Nêu rõ những khó khăn, thách thức rất lớn không thể chủ quan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh mục tiêu kiên định trong công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ là tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng hợp lý (khoảng 6%).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung quản lý kiểm soát nợ xấu, nhất là đối với các ngân hàng cổ phần cho vay bất động sản, đồng thời có biện pháp kéo lãi suất giảm dần phù hợp với lạm phát và kiểm soát chặt tỷ giá, không để xảy ra biến động lớn; tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn, hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành và địa phương tiếp tục rà soát và nâng cao hiệu quả đầu tư công, tập trung vốn cho các dự án cấp bách sắp hoàn thành, nhất là các dự án phát triển nguồn điện; tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, trước hết là sản xuất nông nghiệp, đảm bảo lương thực thực phẩm từ nay đến Tết Nguyên đán và tập trung chỉ đạo phòng chống thiên tai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý các bộ, ngành và địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, tổ chức các tổ đội đánh cá hiệu quả, phối hợp kiểm soát chặt chẽ ngoại tệ và thị tr ường vàng, đảm bảo an toàn giao thông...
Đề cập về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong 5 năm qua và phương hướng mục tiêu trong 5 năm tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, xây dựng Đề án đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, trong đó tập trung vào sắp xếp tái cơ cấu của từng tập đoàn và tổng công ty, song song với việc đưa ra mô hình đổi mới cơ chế quản lý, cần quy định rõ trách nhiệm chủ sở hữu (kiểm tra giám sát chấp hành pháp luật và công tác cán bộ).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các tập đoàn rút vốn ra ngoài ngành sản xuất kinh doanh chính, dẹp bỏ các công ty tài chính thuộc Tập đoàn và đẩy mạnh sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp...
Đề nghị các bộ, ngành chuẩn bị xây dựng kế hoạch năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phân tích một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát cao ở Việt Nam; yêu cầu các bộ, ngành nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo điều hành nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra./.
Một trong những nội dung quan trọng được các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận, phân tích, đánh giá là về nguyên nhân tình trạng lạm phát của Việt Nam tăng cao, đồng thời đề xuất các giải pháp căn bản ứng phó có hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn.
Tham dự phiên họp có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
Nghị quyết đã đi vào cuộc sống
Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng Chín và 9 tháng qua, các thành viên Chính phủ nhận định nhờ triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam có xu hướng dần đi vào ổn định, lạm phát được kiềm chế, mức tăng chỉ số giá tiêu dùng thấp nhất kể từ đầu năm đến nay và là tháng thứ 2 liên tiếp đạt dưới 1%.
Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn 3 lần chỉ tiêu kế hoạch đề ra, an sinh xã hội được chú trọng...
Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5,76%, trong đó sản xuất công nghiệp tăng 12% so với cùng kỳ; nông nghiệp tăng 4,1%; khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng 15,5%; xuất khẩu đạt trên 70 tỷ USD, tăng 35,4%; vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,2%; có 675 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn trên 8,23 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 1,1 triệu người...
Nổi bật là chỉ số giá tiêu dùng tháng Chín tăng 0,82% so với tháng trước, thể hiện việc thực hiện nghiêm túc Kết luận 02-KL/TW ngày 16/3 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2 của Chính phủ.
Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân, thực hiện Nghị quyết 11, thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt trong tiết kiệm chi tiêu, cắt giảm đầu tư, trên 900.000 hộ của thành phố đã tham gia tiết kiệm 295 nghìn kWh điện, do vậy không phải cắt điện giờ cao điểm và đảm bảo đủ điện cho sản xuất, 64.000 hộ có phòng trọ không tăng giá..., tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện có hiệu quả chủ trương.
“Bà con nông dân rất phấn khởi, bởi trong khó khăn nhưng Chính phủ vẫn dành nguồn lực lớn đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, do vậy tốc độ tăng trưởng 9 tháng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,39%,” Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát nói.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các thành viên Chính phủ cho rằng, tỷ lệ nhập siêu tăng cao so với các tháng gần đây (tăng 26,9% so với cùng kỳ năm trước), các doanh nghiệp vẫn khó khăn trong việc huy động tiếp cận nguồn vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, giá cả đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn còn ở mức khá cao, ảnh hưởng đến tâm lý chăn nuôi trong việc tái đàn và mở rộng chăn nuôi...
Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, tình hình khó khăn nổi lên trong quý 4 là nhu cầu nhập khẩu lớn, cân đối ngoại tệ, nhất là huy động và cho vay lớn sẽ tạo áp lực về thu đổi ngoại tệ và giá, ảnh hưởng thiên tai, áp lực lạm phát tăng cao...
Trên tinh thần này, các thành viên Chính phủ kiến nghị tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, bảo đảm hỗ trợ về vốn tín dụng cho các nhu cầu thiết yếu nhất trong sản xuất kinh doanh, trước hết là cho nông nghiệp, nông thôn, phát triển nguồn điện, doanh nghiệp vừa và nhỏ; tiếp tục rà soát để tháo gỡ khó khăn cho đầu tư sản xuất kinh doanh và tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong mọi khâu lưu thông...
Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đề nghị tăng cường kỷ luật hành chính trong điều hành, đặc biệt là xử lý nghiêm tình trạng đầu cơ để tăng giá hàng hóa.
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng kiến nghị Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khi bị tác động của Nghị quyết 11, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng do đình hoãn, dẫn đến công nợ tăng và tiếp tục triển khai một số công trình dở dang đang thiếu vốn.
“Chính phủ xem xét hỗ trợ các tỉnh củng cố bờ bao và sơ tán dân khỏi vùng lũ ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, chuẩn bị giống cây vụ Đông ở các tỉnh phía Bắc, đồng thời mua 1 triệu liều vắcxin phòng chống dịch bệnh lợn tai xanh...,” Bộ tr ưởng Cao Đức Phát đề xuất.
Xử lý dứt điểm các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài
Thảo luận về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong 5 năm qua và phương hướng mục tiêu trong 5 năm tới, các thành viên Chính phủ cho rằng các quy định liên quan đến công tác quản lý vốn, tài sản tại các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu trong thời gian qua cơ bản đã tạo lập môi trường và điều kiện hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.
Đa số các tập đoàn, tổng công ty kinh doanh có hiệu quả, đóng góp số thu lớn cho ngân sách nhà nước như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Lương thực Miền Nam, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn...
Nhiều tập đoàn và tổng công ty thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao trong việc giữ chi phối, bảo đảm việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế đối với một số lĩnh vực như khai thác và cung cấp than cho cả nước, cung ứng nhu cầu tiêu thụ điện của toàn xã hội, cung ứng xăng dầu phục vụ tiêu dùng, thực hiện xuất khẩu và điều tiết giá lúa gạo...
Đặc biệt là các tập đoàn, Tổng công ty đóng vai trò quan trọng trong việc bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, ngăn ngừa suy giảm kinh tế, duy trì việc làm cho người lao động, không để xảy ra đình công và bảo đảm thu nhập cho người lao động.
Tuy nhiên, các thành viên Chính phủ cũng cho rằng hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp còn chồng chéo, chưa có quy định cơ quan chịu trách nhiệm trong việc quản lý... Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp chồng chéo.
Một số tập đoàn, tổng công ty trong những năm qua đã tham gia góp vốn vào ngân hàng thương mại cổ phần, công ty chứng khoán, bất động sản..., gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh chính.
Các thành viên Chính phủ kiến nghị, cần khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện và trách nhiệm của doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu, sắp xếp lại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước...; kiên quyết xử lý dứt điểm các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ kéo dài, rút vốn khỏi ngành nghề sản xuất kinh doanh chính.
Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định trong quý 4 này, Bộ Giao thông Vận tải sẽ xử lý dứt điểm tình trạng thua lỗ kéo dài tại Tổng công ty Xây dựng đường thủy.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị Chính phủ tập trung xử lý những tồn tại ở các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, trong đó sắp xếp lại tổ chức bộ máy gắn với cổ phần hóa, xây dựng phương án xử lý nợ, đồng thời xử lý dứt điểm các doanh nghiệp thua lỗ kéo dài.
Kiên định mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá qua hơn 6 tháng thực hiện Kết luận 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 11 của Chính phủ, nhìn chung kinh tế-xã hội đất nước đạt được kết quả bước đầu, cần tiếp tục được phát huy.
Nổi bật là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Lạm phát giảm dần, thu chi ngân sách đạt kết quả tốt (giảm bội chi xuống 4,9%), xuất khẩu tăng, nhờ đó giảm nhập siêu. Thặng dư cán cân thanh toán tổng thể, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh, kiểm soát tỷ giá tương đối ổn định, lãi suất còn cao nhưng có xu hướng giảm dần theo lạm phát, đầu tư phát triển, tổng đầu tư xã hội chỉ bằng 35% GDP, trong đó chủ yếu là giảm đầu tư công và nợ quốc gia vẫn trong phạm vi an toàn. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp tăng trưởng khá...
An sinh xã hội trong điều kiện khó khăn vẫn được đảm bảo, trong đó tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5%, y tế giáo dục được tập trung đầu tư, gần 2 triệu sinh viên nghèo được vay vốn đi học...
Nêu rõ những khó khăn, thách thức rất lớn không thể chủ quan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh mục tiêu kiên định trong công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ là tiếp tục kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, duy trì tăng trưởng hợp lý (khoảng 6%).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước tập trung quản lý kiểm soát nợ xấu, nhất là đối với các ngân hàng cổ phần cho vay bất động sản, đồng thời có biện pháp kéo lãi suất giảm dần phù hợp với lạm phát và kiểm soát chặt tỷ giá, không để xảy ra biến động lớn; tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn, hỗ trợ vốn cho sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành và địa phương tiếp tục rà soát và nâng cao hiệu quả đầu tư công, tập trung vốn cho các dự án cấp bách sắp hoàn thành, nhất là các dự án phát triển nguồn điện; tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, trước hết là sản xuất nông nghiệp, đảm bảo lương thực thực phẩm từ nay đến Tết Nguyên đán và tập trung chỉ đạo phòng chống thiên tai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý các bộ, ngành và địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, tổ chức các tổ đội đánh cá hiệu quả, phối hợp kiểm soát chặt chẽ ngoại tệ và thị tr ường vàng, đảm bảo an toàn giao thông...
Đề cập về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong 5 năm qua và phương hướng mục tiêu trong 5 năm tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến của các thành viên Chính phủ, xây dựng Đề án đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, trong đó tập trung vào sắp xếp tái cơ cấu của từng tập đoàn và tổng công ty, song song với việc đưa ra mô hình đổi mới cơ chế quản lý, cần quy định rõ trách nhiệm chủ sở hữu (kiểm tra giám sát chấp hành pháp luật và công tác cán bộ).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các tập đoàn rút vốn ra ngoài ngành sản xuất kinh doanh chính, dẹp bỏ các công ty tài chính thuộc Tập đoàn và đẩy mạnh sắp xếp cổ phần hóa doanh nghiệp...
Đề nghị các bộ, ngành chuẩn bị xây dựng kế hoạch năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phân tích một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát cao ở Việt Nam; yêu cầu các bộ, ngành nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo điều hành nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội đã đề ra./.
Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)