Chính phủ mới tại Hy Lạp do Thủ tướng Lucas Papademos đứng đầu vừa tuyên thệ nhậm chức ngày 11/11 đã phải đối mặt với khó khăn trong việc thực hiện ưu tiên hàng đầu của mình là thực hiện thỏa thuận tín dụng với Liên minh châu Âu (EU) khi lãnh đạo một chính đảng trong liên minh cầm quyền tuyên bố phản đối các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" mới.
Phát biểu ngày 14/11 trong cuộc họp với các nghị sỹ của đảng Dân chủ mới, ông Antonis Samaras, thủ lĩnh đảng có quan điểm bảo thủ này, nêu rõ đảng Dân chủ mới sẽ không bỏ phiếu ủng hộ các biện pháp khắc khổ mới và một loạt chính sách theo yêu cầu của các nước cho vay cần phải thay đổi.
Ông Antonis Samaras nhấn mạnh sẽ không ký bất cứ văn bản nào có nội dung cam kết thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng, như đòi hỏi của Ủy viên phụ trách kinh tế và tiền tệ của EU Olli Rehn, và cho rằng một cam kết miệng sẽ là đủ.
Việc thuyết phục các đối tác châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giải ngân khoản vay tiếp theo trị giá 8 tỷ euro trong gói cứu trợ thứ nhất là ưu tiên hàng đầu của nội các mới ở Hy Lạp. Nếu không nhận được khoản vay này trong tháng 11 để thanh toán các khoản nợ đáo hạn, Athens sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, thậm chí phá sản hoặc phải rời khỏi Khu vực đồng euro (Eurozone).
Ban giám đốc IMF sẽ chỉ phê chuẩn khoản cứu trợ tiếp theo sau khi nhận được các cam kết từ chính phủ mới của Hy Lạp về những biện pháp khắc khổ đã được nhất trí trước đó./.
Phát biểu ngày 14/11 trong cuộc họp với các nghị sỹ của đảng Dân chủ mới, ông Antonis Samaras, thủ lĩnh đảng có quan điểm bảo thủ này, nêu rõ đảng Dân chủ mới sẽ không bỏ phiếu ủng hộ các biện pháp khắc khổ mới và một loạt chính sách theo yêu cầu của các nước cho vay cần phải thay đổi.
Ông Antonis Samaras nhấn mạnh sẽ không ký bất cứ văn bản nào có nội dung cam kết thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng, như đòi hỏi của Ủy viên phụ trách kinh tế và tiền tệ của EU Olli Rehn, và cho rằng một cam kết miệng sẽ là đủ.
Việc thuyết phục các đối tác châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giải ngân khoản vay tiếp theo trị giá 8 tỷ euro trong gói cứu trợ thứ nhất là ưu tiên hàng đầu của nội các mới ở Hy Lạp. Nếu không nhận được khoản vay này trong tháng 11 để thanh toán các khoản nợ đáo hạn, Athens sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, thậm chí phá sản hoặc phải rời khỏi Khu vực đồng euro (Eurozone).
Ban giám đốc IMF sẽ chỉ phê chuẩn khoản cứu trợ tiếp theo sau khi nhận được các cam kết từ chính phủ mới của Hy Lạp về những biện pháp khắc khổ đã được nhất trí trước đó./.
(TTXVN/Vietnam+)