Quốc hội đã nghe Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2007-2011 của Chủ tịch nướcdo Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trình bày; Báo cáo công tác nhiệm kỳ2007-2011 của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn TấnDũng trình bày và các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2007-2011 của Chánh ánTòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao.
Theo báo cáo công tác của Chủ tịch nước Nguyễn MinhTriết, trong nhiệm kỳ qua, Chủ tịch nước đã thực hiện các nhiệm vụ cóliên quan đến hoạt động lập pháp, lĩnh vực tư pháp, hành pháp, quốcphòng-an ninh.
Chủ tịch nước đã tham gia ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốchội về chương trình xây dựng pháp lệnh và nội dung của một số luật,pháp lệnh, tham gia xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng đồng bộ, đápứng yêu cầu quản lý Nhà nước, xã hội và hội nhập quốc tế. Chủ tịch nướcluôn quan tâm đến công tác dân vận, gần gũi lắng nghe ý kiến của cáctầng lớp nhân dân.
Chủ tịch nước và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ, góp phần xây dựng khối đạiđoàn kết toàn dân, phát huy dân chủ trong đời sống xã hội, tham gia ýkiến xây dựng các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, pháthuy mọi khả năng sáng tạo của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc.
Báo cáo của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước,sự nỗ lực phấn đấu của hệ thống chính trị và nhân dân cả nước, công cuộcphát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam đã đạt được những thành tựuquan trọng.
Trong nhiệm kỳ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn nghiêmtúc thực thi Hiến pháp, pháp luật; nghiêm túc chấp hành các Nghị quyếtcủa Đảng, Nghị quyết của Quốc hội; luôn đoàn kết thống nhất, nỗ lực phấnđấu làm việc để hoàn thành chức năng nhiệm vụ được giao và đã có nhữngđóng góp tích cực vào thành tựu chung của đất nước.
Chính phủ tăng cường lãnh đạo chỉ đạo hoàn thiện hệ thống phápluật và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong báo cáo của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trong 5 nămqua, số doanh nghiệp cả nước tăng hơn 2 lần, số vốn đăng ký tăng gần 6lần và có khoảng 4.000 hợp tác xã thành lập mới. Đến cuối năm 2010, cảnước có 544.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, vượt mục tiêu đề ra từđầu nhiệm kỳ là 500.000 doanh nghiệp. Giai đoạn 2006-2010, đầu tư củakhu vực dân doanh chiếm 34,8% tổng đầu tư xã hội, tạo ra 49% việc làmphi nông nghiệp ở nông thôn, đóng góp 45% GDP cả nước.
Hầu hết các doanhnghiệp nhà nước được cổ phần hóa đều hoạt động có hiệu quả. Tổng vốnFDI đăng ký mới và tăng thêm đạt khoảng 150 tỷ USD, gấp hơn 2,7 lần,tổng vốn thực hiện đạt gần 45 tỷ USD, vượt 77% so với mục tiêu đề ra.Các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tích cực chuyểndịnh cơ cấu kinh tế và nâng cao khả năng cạnh tranh. Vốn ODA cam kếtđạt trên 31 tỷ USD, gấp hơn 1,5 lần, giải ngân đạt khoảng 13,8 tỷ USD,vượt 16% so với mục tiêu đề ra.
Trong điều kiệnphải huy động các nguồn lực trong, ngoài nước và phát triển các địnhchế tài chính nhằm bảo đảm các nhu cầu đầu tư và kinh doanh, Chính phủluôn quan tâm đảm bảo an ninh tài chính, giữ mức nợ Chính phủ, nợ công,nợ quốc gia trong giới hạn an toàn và bảo đảm hoạt động ổn định của hệthống ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại giảmso với nhiều năm trước đây.
Chính phủ đã chỉ đạo đồng bộ các giải phápphát triển thương mại trong nước, từng bước khắc phục mất cân đối về cáncân thanh toán, góp phần bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Ngànhnông nghiệp có bước phát triển nổi bật, giá trị tăng thêm toàn ngànhbình quân 5 năm tăng 3,3%/năm, giá trị sản xuất tăng 4,8%/năm. Giai đoạn2006-2010, tăng trưởng kinh tế nước ta đạt mức khá cao, bình quânkhoảng 7%. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.168 USD, vượt mục tiêuđề ra.
Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướngChính phủ đặc biệt coi trọng phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội,khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường; chăm lo đời sống vật chất và tinhthần của nhân dân. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm từ 4,82% năm 2006xuống còn 4,43% năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 18,1% năm 2006 xuống9,45% năm 2010, riêng ở 62 huyện nghèo giảm từ trên 50% xuống còn38%.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện cảicách hành chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước và đấutranh phòng chống tham nhũng, lãng phí; quản lý điều hành tốt các hoạtđộng đối ngoại, củng cố và mở rộng quan hệ với các nước láng giềng, cácnước đối tác quan trọng; tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn địnhchính trị và trật tự an toàn xã hội.
Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng cũng nghiêm túc nhìn nhận về những hạn chế trong côngtác quản lý, lãnh đạo, điều hành. Đó là việc xây dựng hệ thống pháp luậtvà thể chế còn bất cập; kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng,hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp; kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng kịp yêucầu phát triển; đào tạo nguồn nhân lực và phát triển khoa học công nghệcòn chậm.
Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ, Chánh ánTòa án Nhân dân tối cao, Trương Hòa Bình cho biết ngành tòa án thực hiệnnhiệm vụ được giao trong điều kiện có những thuận lợi nhưng cũng khôngít khó khăn, thách thức.
So với nhiệm kỳ trước, số lượng các loại vụ ánthuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án là rất lớn, số lượng đơn đề nghịgiám đốc thẩm, tái thẩm không giảm. Tuy nhiên, bằng nhiều biện pháp đồngbộ như nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, nângcao trách nhiệm, trình độ chuyên môn cho các thẩm phán, tập trung giảiquyết dứt điểm các vụ việc bức xúc kéo dài… các công tác giải quyết, xétxử các loại vụ án; giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòngchống tham nhũng; xây dựng pháp luật; thi hành án hình sự, xét miễn giảmcác khoản thu nộp ngân sách Nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ cải cáchtư pháp… toàn ngành đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Thờigian tới, toàn ngành tập trung thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng,Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về công tác tư pháp và cải cách tưpháp, gắn việc thực hiện các nhiệm vụ công tác của ngành với việc thựchiện các yêu cầu của cải cách tư pháp; trong đó đặc biệt chú trọngviệc quán triệt và thực hiện tốt các văn kiện đã được thông qua tại Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết số 49-NQ/TƯ của Bộ Chính trịvề Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, đồng thời đẩy nhanh tiếnđộ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ án, hạn chế đếnmức thấp nhất các bản án, quyết định bị hủy, sửa nghiêm trọng do lỗichủ quan của Thẩm phán; khắc phục việc kết án oan người không có tội, bỏlọt tội phạm, áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo không đúngquy định và vi phạm thời hạn xét xử.
Đánh giá việc thựchiện nhiệm vụ công tác của ngành Kiểm sát Nhân dân 4 năm qua, Việntrưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao, Trần Quốc Vượng khẳng định toànngành đã nỗ lực phấn đấu và tạo được sự chuyển biến tích cực về chấtlượng, hiệu quả trên tất các cả các mặt công tác. Công tác thực hànhquyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp đã có nhiều chuyển biếnmạnh mẽ.
Tỷ lệ xử lý các vụ án tăng cao. Chất lượng truy tố, chất lượngtranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa có chuyển biến tích cực. Tỷlệ các vụ án trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tốtụng giảm. Số trường hợp đình chỉ do không phạm tội và tòa án tuyên bịcáo không phạm tội giảm hàng năm.
Nhận thức cũng như thực tiễn công táckiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực dân sự, hành chính, thi hànhán, giam giữ cải tạo, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp có chuyểnbiến rõ nét. Công tác điều tra của Viện kiểm sát được tăng cường và hỗtrợ cho công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Toàn ngành đã tập trung hoàn thành đúng tiến độ, có hiệu quảcác nhiệm vụ trọng tâm về cải cách tư pháp, nhất là trong lĩnh vực hoànthiện thể chế, tổ chức và cán bộ; thực hiện tốt chủ trương tăng thẩmquyền cho cơ quan tư pháp cấp huyện./.