Chính phủ Nhật trong vòng xoáy bê bối về tài chính

Ngày 11/3, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã thừa nhận rằng quỹ quản lý chính trị của ông đã nhận tiền tài trợ từ một người mang quốc tịch Hàn Quốc sinh sống tại Nhật Bản.

Theo báo Asahi, khi trả lời các phóng viên, Thủ tướng Kan cho biết ông đã biết người quyên góp tiền thông qua một người bạn nhưng hoàn toàn không biết người này có quốc tịch ngoại quốc.

Ngày 11/3, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã thừa nhận rằng quỹ quản lýchính trị của ông đã nhận tiền tài trợ từ một người mang quốc tịch HànQuốc sinh sống tại Nhật Bản.

Theo báo Asahi, khi trả lời các phóngviên, Thủ tướng Kan cho biết ông đã biết người quyên góp tiền thông quamột người bạn nhưng hoàn toàn không biết người này có quốc tịch ngoạiquốc.

Thủ tướng Kan cũng cho biết sẽ giao cho văn phòng quản lý quỹ điềutra lại vụ việc và sẽ hoàn trả số tiền nếu điều trên được xác nhận. Tuynhiên, Thủ tướng Kan vẫn khẳng định ông sẽ không từ chức.

Theo điềutra riêng của Asahi, tổ chức quản lý quỹ mang tên Thảo Chí Hội củaThủ tướng Kan đã nhận tổng cộng 1,04 triệu yen từ một người Hàn Quốc 58tuổi thuộc một tổ chức tín dụng ngân hàng tại thành phố Yokohama trongcác năm 2006 và 2009.

Một điều đáng lưu ý là người quyên góp tiền đã kêkhai bằng một cái tên Nhật Bản và nghề nghiệp là nhân viên công ty. Tuynhiên, trên thực tế, người này là một lãnh đạo lâu năm của doanh nghiệpnói trên và có quốc tịch Hàn Quốc.

Theo Luật quản lý quỹ chính trị NhậtBản, tất cả các chính trị gia và tổ chức chính trị không được phép nhậntiền quyên góp từ người nước ngoài để tránh ảnh hưởng đến chính trườngnước này.

Nếu bị xác định là vi phạm điều khoản này, người vi phạm sẽ cóthể bị giam giữ 3 năm, phạt tiền 500.000 yen. Nếu bị tòa án xác địnhphạm tội, người vi phạm sẽ mất quyền công dân như tham gia bầu cử hoặcứng cử trong vòng 5 năm.

Cũng với lý do tương tự, cựu Ngoại trưởng Seiji Maehara đã phải từ chức vì nhận tiền quyên góp từ một người Hàn Quốcsinh sống tại Nhật.

Trong một cuộc điều tra độc lập khác, báo Sankei phát hiện được rằng Bộ trưởng Tài chính Yoshihiko Noda đã nhận10.000 yen tiền quyên góp từ một tổ chức phi lợi nhuận (NPO) hoạt độngtrong lĩnh vực môi trường có trụ sở tại tỉnh Chiba vào năm 2009.

TheoLuật NPO của Nhật Bản, các tổ chức NPO không được tiến hành các hoạtđộng giới thiệu hay ủng hộ các đảng phái và chính trị gia. Trước đó, Bộtrưởng Noda và Bộ trưởng Cải cách Hành chính Renho đã từng bị phát hiệnlà nhận tiền từ một doanh nghiệp trốn thuế. Tuy nhiên, theo các điều tramới nhất, tổ chức NPO nói trên lại có liên quan đến doanh nghiệp trốnthuế này.

Sổ sách của tổ chức NPO cho thấy người người đàn ông từng bịbắt giữ vì tội trốn thuế là Chủ tịch Ban Điều hành tổ chức này đến tháng7/2008 trong khi sổ sách của doanh nghiệp trốn thuế lại cho thấy ngườinày là Chủ tịch Hội đồng Quản trị trong thời điểm năm 2009.

Vụ bêbối mới nhất liên quan đến Thủ tướng Kan và Bộ trưởng Noda đã khiến chođảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) cầm quyền tiếp tục hứng chịu cơn chỉ tríchdữ dội từ các đảng phái đối lập. Sự việc trên cũng khiến Chính phủ củaThủ tướng Kan càng khó thông qua các dự thảo luật tài chính liên quantrong thời điểm sắp bước vào tài khóa 2011 (bắt đầu từ 1/4/2011).

Chủ tịch Đảng của Bạn (YP) Yoshimi Watanabe cho biết sẽ cân nhắc đệtrình dự thảo kiến nghị khiển trách Thủ tướng Kan lên Quốc hội. Bìnhluận về tình hình hiện nay, Giáo sư Mikitaka Masuyama thuộc Viện Nghiêncứu Chính sách cho rằng Thủ tướng Kan sẽ phải chịu rất nhiều sức ép khicựu Ngoại trưởng Maehara đã từ chức với lý do tương tự.

Trong bối cảnhDPJ luôn hô hào khẩu hiệu muốn tạo ra một “nền chính trị trong sạch” thìcác vụ bê bối mới này khiến người ta phải nghi ngờ về bản chất thực sựcủa DPJ. Giáo sư Masuyama cũng cho rằng Thủ tướng Kan sẽ không có nhiềucơ hội để giải tán Hạ viện và tiến hành bầu cử sớm mà chỉ còn cách từchức để đổi lấy việc thông qua các dự thảo luật./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục