Tại phiên họp này, Chính phủ đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Công chứng, Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi),định hướng sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2005 và định hướng xây dựng dự ánLuật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, Luật sửađổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và Luật Hôn nhân và giađình.
[Chính phủ họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật]
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtCông chứng sửa đổi 26 điều, bổ sung mới 9 điều và bãi bỏ 1 điều trêntổng số 67 điều của Luật Công chứng hiện hành, tập trung vào 5 nhómvấn đề là: Phạm vi công chứng; giá trị pháp lý của văn bản công chứng;công chứng viên; tổ chức hành nghề công chứng; quản lý nhà nước và quảnlý của tổ chức xã hội-nghề nghiệp của các công chứng viên đối với hoạtđộng công chứng và một số vấn đề khác.
Các thành viênChính phủ đã tập trung thảo luận những vấn đề lớn của dự án Luật liênquan đến việc mở rộng phạm vi công chứng; giá trị pháp lý của văn bảncông chứng; tổ chức xã hội-nghề nghiệp của các công chứng viên...
Dựán Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) gồm 19 chương và 165 điều, tăngthêm 4 chương và 29 điều so với luật hiện hành. Dự án Luật đã bổ sungnhững quy định mới và sửa đổi những quy định không phù hợp, không khảthi của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 nhằm tăng cường công tác quản lýnhà nước về môi trường; đảm bảo kiểm soát ô nhiễm môi trường trên phạmvi cả nước.
Ý kiến của nhiều thành viên Chính phủ nhấnmạnh, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã đóng góp hết sức quan trọng vàonhững thành công trong công tác bảo vệ môi trường thời gian qua. Tuynhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế-xã hộicũng như các vấn đề môi trường nảy sinh thời gian qua như tác động củabiến đổi khí hậu, an ninh môi trường đòi hỏi pháp luật về bảo vệ môitrường phải được cập nhật, bổ sung với các giải pháp đồng bộ, đủ mạnh vàcó tính đột phá.
Vì vậy, việc xây dựng dự án Luật Bảo vệ môi trường(sửa đổi) là hết sức cần thiết, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến cácnội dung khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật bảo vệ mội trường năm2005; bổ sung một số nội dung mới liên quan đến tăng trưởng xanh, biếnđổi khí hậu, an ninh môi trường; coi trọng công tác phòng ngừa ô nhiễmvà suy thoái môi trường...
Đề cập đến các nội dung cụ thểtrong dự án Luật này, các thành viên Chính phủ đã tập trung thảo luậnnhững vấn đề còn có ý kiến khác nhau liên quan đến việc lập quy hoạchmôi trường; đánh giá tác động môi trường; tổ chức bảo vệ môi trường lưuvực sông liên tỉnh; kế hoạch bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường nướcsông và bảo vệ môi trường các nguồn nước khác; tỷ lệ chi cho sự nghiệpmôi trường và đầu tư phát triển bảo vệ môi trường công cộng...
Vềđịnh hướng sửa đổi Bộ luật dân sự năm 2005, các thành viên Chính phủcho rằng, việc sửa đổi, bổ sung là cần thiết nhằm xây dựng Bộ luật dânsự trở thành luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xãhội được hình thành theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tựchịu trách nhiệm giữa các bên tham gia; góp phần ghi nhận và bảo vệ tốthơn các quyền của tổ chức, cá nhân trong giao lưu dân sự; góp phần hoànthiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựngthành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thảo luận về dự án Luật này, các thành viên Chính phủnhấn mạnh: Bộ luật dân sự phải là một đạo luật có ý nghĩa lớn không chỉvề mặt kinh tế - xã hội mà còn về mặt thứ bậc trong hệ thống pháp luật.Các thành viên Chính phủ đã nêu lên những định hướng cơ bản trong việcsửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự, trong đó tập trung vào những nội dunglớn về vị trí, vai trò của Bộ luật dân sự; cấu trúc của Bộ luật dân sự;chủ thể quan hệ pháp luật dân sự; hình thức sở hữu; cơ chế bảo vệ cácquyền dân sự...
Đề cập đến định hướng xây dựng Dự án LuậtĐầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, các thành viênChính phủ cho rằng, dự án Luật phải tạo tạo ra một khung pháp lý đầy đủ,cụ thể đối với hoạt động đầu tư vốn và quản lý vốn nhà nước đầu tư vàodoanh nghiệp; phân định rõ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của chủ sởhữu nhà nước trong hoạt động đầu tư vốn và quản lý vốn nhà nước đã đầutư theo đúng mục tiêu, định hướng của Đảng về sắp xếp và phát triểndoanh nghiệp nhà nước; tuân thủ nguyên tắc phát triển kinh tế thị trườngcó sự quản lý của Nhà nước, đảm bảo bình đẳng giữa mọi thành phần kinhtế trước pháp luật...
Vấn đề về vai trò chủ sở hữu nhànước; về “vốn nhà nước” quy định trong luật; quản lý vốn nhà nước đầu tưvào doanh nghiệp; tiền thu lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp doNhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;... là những nội dung được các thànhviên Chính phủ tập trung đóng góp ý kiến khi thảo luận về định hướng xâydựng dự án Luật Đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệptại phiên họp.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Luật Bảo hiểm y tế đã sửa đổi, bổ sung 17 điều trong tổng số 52điều của Luật hiện hành, đã thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảngvề phát triển bảo hiểm y tế toàn dân; khắc phục những tồn tại bất hợp lýcủa luật hiện hành, hoàn thiện khung pháp lý để nâng cao hiệu lực, hiệuquả quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế, bảo đảm quyền, lợi ích của ngườidân tham gia bảo hiểm y tế trong khám, chữa bệnh.
Thảoluận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế,các thành viên Chính phủ đã tập trung làm rõ những vấn đề còn có ý kiếnkhác nhau liên quan đến quy định bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm ytế bắt buộc; quy định trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế của lực lượngvũ trang; quy định mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ cậnnghèo; quy định mức tối đa cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh...
Việcsửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình nhằm đáp ứng kịp thời cácyêu cầu khách quan của thực tiễn hôn nhân và gia đình Việt Nam; côngnhận, thực hiện và bảo vệ tốt hơn các quyền nhân thân và tài sản của cánhân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; nâng cao trách nhiệm của cánhân đối với gia đình, vai trò của gia đình đối với xã hội và vai tròcủa Nhà nước, xã hội đối với gia đình.
Dự thảo luật đã sửađổi 50 điều, bổ sung mới 57 điều so với luật hiện hành. Những vấn đềlớn, quan trọng mà dự thảo Luật đề cập là: Áp dụng tập quán trong hônnhân và gia đình; giải quyết hậu quả của việc nam, nữ sống chung như vợchồng mà không đăng ký kết hôn; xác định tài sản chung của vợ chồngtrong chế độ tài sản theo luật định; xác định cha, mẹ, con trong trườnghợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ vì mục đíchnhân đạo; hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Cácthành viên Chính phủ đã thảo luận những vấn đề lớn còn có ý kiến khácnhau trong dự án Luật liên quan đến tuổi kết hôn; kết hôn giữa nhữngngười cùng giới tính; ly thân; mang thai hộ...
Đánh giá caocác ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của các thành viên Chínhphủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các cơ quan chủ trì soạn thảo cácdự án Luật tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, bổ sung các ý kiến đóng gópđể xây dựng, sớm hoàn thiện các dự án Luật./.