Trong báo cáo về các chỉ số kinh tế, trong đó có Chỉ số quản lý thu mua (PMI), do tổ chức chuyên về khảo sát Markit thực hiện hàng tháng và công bố cuối tuần qua, cho thấy chính sách tích cực mới từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đến nay đã chưa thành công trong việc giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh yếu kém của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Theo Markit, tại Trung Quốc, hoạt động của các nhà máy ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong tháng 9 đã sụt giảm tháng thứ 11 liên tiếp, chủ yếu do những khó khăn của châu Âu khiến xuất khẩu của Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung, giảm mạnh. Tình hình này có vẻ sẽ không sớm được cải thiện.
Trong các số liệu PMI do Markit đưa ra, Pháp là quốc gia gây thất vọng nhất với cả hai chỉ số PMI trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đều giảm xuống dưới các mức thấp nhất mà các chuyên gia đã dự báo. Tại Anh, tình hình cũng không sáng sủa khi doanh thu bán lẻ trong tháng 8 giảm mạnh, bất chấp đây là tháng có sự kiện Olympic. Duy chỉ có tình hình ở Đức là bất ngờ dịu lại. Chỉ số PMI chung của toàn Eurozone trong tháng 9 giảm xuống 45,9 (điểm), so với mức 46,3 của tháng 8.
Các thị trường chứng khoán châu Âu đã đồng loạt đi xuống trong phiên 20/9 tuần trước, sau khi số liệu trên được thông báo và đồng euro bị đẩy xa khỏi mức cao nhất 4 tháng rưỡi qua vừa được lập trước đó.
Trong khi chỉ số PMI về hoạt động công nghiệp của Eurozone tăng nhẹ so với dự kiến thì ngành dịch vụ lại suy giảm mạnh. Chỉ số PMI của lĩnh vực dịch vụ trong toàn Eurozone trong tháng 9 đã giảm xuống mức 46,0, so với mức 47,2 của tháng 8, giảm mạnh hơn dự báo xuống mức 46,5 của các chuyên gia.
Kết quả trên củng cố cho quan điểm rằng ECB sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục mới là 0,5%, từ mức thấp kỷ lục hiện nay là 0,75%, tại cuộc họp sắp tới. Nhà kinh tế Martin van Vliet tại ING nhận định: "Các gói kích thích kinh tế vĩ mô, trong đó có việc cắt giảm lãi suất của ECB, sẽ rất cần thiết để đưa khu vực trở lại con đường tăng trưởng và qua đó khẳng định sự tồn tại của khu vực."
Các số liệu cuối cùng về PMI tháng 9, trong đó có cả các số liệu độc lập về nền kinh tế Anh cùng các nền kinh tế nhỏ hơn trong Eurozone, sẽ được công bố vào đầu tháng 10 tới./.
Theo Markit, tại Trung Quốc, hoạt động của các nhà máy ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong tháng 9 đã sụt giảm tháng thứ 11 liên tiếp, chủ yếu do những khó khăn của châu Âu khiến xuất khẩu của Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung, giảm mạnh. Tình hình này có vẻ sẽ không sớm được cải thiện.
Trong các số liệu PMI do Markit đưa ra, Pháp là quốc gia gây thất vọng nhất với cả hai chỉ số PMI trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đều giảm xuống dưới các mức thấp nhất mà các chuyên gia đã dự báo. Tại Anh, tình hình cũng không sáng sủa khi doanh thu bán lẻ trong tháng 8 giảm mạnh, bất chấp đây là tháng có sự kiện Olympic. Duy chỉ có tình hình ở Đức là bất ngờ dịu lại. Chỉ số PMI chung của toàn Eurozone trong tháng 9 giảm xuống 45,9 (điểm), so với mức 46,3 của tháng 8.
[Eurozone đang lâm vào suy thoái kinh tế sâu sắc]
Hiện có rất ít tín hiệu cho thấy chương trình của ECB mua trái phiếu/nợ của các nước nợ cao trong Khu vực Eurozone, được công bố hôm 6/9, giúp làm tăng niềm tin của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ, ít nhất là cho tới thời điểm này. Ben May, chuyên gia kinh tế về châu Âu tại Capital Economics, nhận định: "Sự sụt giảm chỉ số PMI là một lời nhắc nhở khác nữa cho thấy chương trình mua trái phiếu của ECB không phải là giải đáp cho mọi vấn đề của khu vực. Đà suy thoái của Eurozone sẽ còn mạnh hơn trong những tháng còn lại của năm."Các thị trường chứng khoán châu Âu đã đồng loạt đi xuống trong phiên 20/9 tuần trước, sau khi số liệu trên được thông báo và đồng euro bị đẩy xa khỏi mức cao nhất 4 tháng rưỡi qua vừa được lập trước đó.
Trong khi chỉ số PMI về hoạt động công nghiệp của Eurozone tăng nhẹ so với dự kiến thì ngành dịch vụ lại suy giảm mạnh. Chỉ số PMI của lĩnh vực dịch vụ trong toàn Eurozone trong tháng 9 đã giảm xuống mức 46,0, so với mức 47,2 của tháng 8, giảm mạnh hơn dự báo xuống mức 46,5 của các chuyên gia.
Kết quả trên củng cố cho quan điểm rằng ECB sẽ cắt giảm lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục mới là 0,5%, từ mức thấp kỷ lục hiện nay là 0,75%, tại cuộc họp sắp tới. Nhà kinh tế Martin van Vliet tại ING nhận định: "Các gói kích thích kinh tế vĩ mô, trong đó có việc cắt giảm lãi suất của ECB, sẽ rất cần thiết để đưa khu vực trở lại con đường tăng trưởng và qua đó khẳng định sự tồn tại của khu vực."
Các số liệu cuối cùng về PMI tháng 9, trong đó có cả các số liệu độc lập về nền kinh tế Anh cùng các nền kinh tế nhỏ hơn trong Eurozone, sẽ được công bố vào đầu tháng 10 tới./.
Thùy Chi (TTXVN)