Các chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thời gian tới cần có mục tiêu rõ ràng và khung pháp lý cụ thể, đặc biệt đối với các ưu đãi đặc thù.
Ngày 7/1 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức hội thảo "Đánh giá vai trò của chính sách khuyến khích đầu tư đối với tác động của FDI với nền kinh tế Việt Nam" nhằm đánh giá những tác động của nguồn vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn qua và thảo luận nhằm điều chỉnh chính sách thu hút vốn FDI phù hợp hơn trong thời gian tới.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, những chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư của Việt Nam từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới đã đóng góp quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2001-2010 (tính đến hết 21/12/2010), Việt Nam có 12.213 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 192,9 tỷ USD và vốn thực hiện khoảng 63 tỷ USD với số vốn bình quân đạt 16,2 triệu USD/dự án (vốn đăng ký) và 5,5 triệu USD/dự án (vốn thực hiện).
Tiến sỹ Nguyễn Tú Anh, Viện CIEM cho biết FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nền kinh tế khá yếu của Việt Nam trong những năm đầu đổi mới. FDI là kênh tạo việc làm quan trọng cho kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, FDI còn đóng góp trực tiếp vào sự tăng trưởng của xuất khẩu và phát triển kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, Tiến sỹ Nguyễn Tú Anh cho biết thêm, xét trên góc độ doanh nghiệp, các doanh nghiệp FDI có năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh chưa cao. Trên 50% doanh nghiệp FDI làm ăn thua lỗ liên tục, nhưng xét chung hệ số sử dụng vốn của khu vực FDI vẫn khá cao.
Các chuyên gia kinh tế cũng nhận định, chính sách và cơ chế chung về ưu đãi và khuyến khích đầu tư còn chưa có mục tiêu cụ thể, còn lúng túng trong việc thẩm định dự án đầu tư như sự phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng-kỹ thuật; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác; nhu cầu sử đụng đất: diện tích đất, loại đất và tiến độ sử dụng đất...
Để thu hút nguồn vốn FDI trong thời gian tới, Tiến sỹ Kinh tế Lê Đăng Doanh khuyến nghị, trong thời gian tới, việc xây dựng các chính sách ưu đãi cần có khung pháp lý cụ thể, đặc biệt đối với các ưu đãi đặc thù.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng nội dung chính sách ưu đãi cần chú ý đến việc tăng cường hơn nữa nhằm chuyển dịch công nghệ và kỹ năng lao động tới các doanh nghiệp trong nước./.
Ngày 7/1 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức hội thảo "Đánh giá vai trò của chính sách khuyến khích đầu tư đối với tác động của FDI với nền kinh tế Việt Nam" nhằm đánh giá những tác động của nguồn vốn FDI vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn qua và thảo luận nhằm điều chỉnh chính sách thu hút vốn FDI phù hợp hơn trong thời gian tới.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, những chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư của Việt Nam từ khi đất nước thực hiện công cuộc đổi mới đã đóng góp quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2001-2010 (tính đến hết 21/12/2010), Việt Nam có 12.213 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 192,9 tỷ USD và vốn thực hiện khoảng 63 tỷ USD với số vốn bình quân đạt 16,2 triệu USD/dự án (vốn đăng ký) và 5,5 triệu USD/dự án (vốn thực hiện).
Tiến sỹ Nguyễn Tú Anh, Viện CIEM cho biết FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nền kinh tế khá yếu của Việt Nam trong những năm đầu đổi mới. FDI là kênh tạo việc làm quan trọng cho kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, FDI còn đóng góp trực tiếp vào sự tăng trưởng của xuất khẩu và phát triển kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, Tiến sỹ Nguyễn Tú Anh cho biết thêm, xét trên góc độ doanh nghiệp, các doanh nghiệp FDI có năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh chưa cao. Trên 50% doanh nghiệp FDI làm ăn thua lỗ liên tục, nhưng xét chung hệ số sử dụng vốn của khu vực FDI vẫn khá cao.
Các chuyên gia kinh tế cũng nhận định, chính sách và cơ chế chung về ưu đãi và khuyến khích đầu tư còn chưa có mục tiêu cụ thể, còn lúng túng trong việc thẩm định dự án đầu tư như sự phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng-kỹ thuật; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác; nhu cầu sử đụng đất: diện tích đất, loại đất và tiến độ sử dụng đất...
Để thu hút nguồn vốn FDI trong thời gian tới, Tiến sỹ Kinh tế Lê Đăng Doanh khuyến nghị, trong thời gian tới, việc xây dựng các chính sách ưu đãi cần có khung pháp lý cụ thể, đặc biệt đối với các ưu đãi đặc thù.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng nội dung chính sách ưu đãi cần chú ý đến việc tăng cường hơn nữa nhằm chuyển dịch công nghệ và kỹ năng lao động tới các doanh nghiệp trong nước./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)