Các bác sỹ Đức đã có những bước tiến vượt bậc trong nhãn khoa khi tiến hành đưa chip điện tử ra đằng sau võng mạc nhằm giúp người khiếm thị có lại được thị giác.
Kết quả nghiên cứu mới trên vừa được công bố trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Anh.
Các chuyên gia cho biết giải pháp này chỉ có hiệu quả đối với những bệnh nhân bị mất thị giác do có bệnh liên quan tới võng mạc. Tuy nhiên, tạp chí trên nhận định rằng, giải pháp này cho phép thay đổi hoàn toàn cuộc sống của khoảng 200.000 người khiếm thị trên thế giới bị mất thị lực do thoái hóa võng mạc.
Thiết bị điện tử mới này có tên là võng mạc nhân tạo, đã được lắp đặt cho ba bệnh nhân khiếm thị. Cả ba người này đã đều có thể nhận biết được hình dạng và đồ vật.
Một trong ba bệnh nhân này còn có thể di chuyển một mình trong phòng, tiến tới gần người khác, đọc được vị trí của kim đồng hồ treo tường, nhận biết được các chữ cái và thậm chí còn nhận biết được sự biến đổi các sắc thái đậm nhạt của màu xám.
Giải thích về cơ chế hoạt động của võng mạc nhân tạo, các nhà khoa học cho biết, võng mạc bao gồm bộ phận tiếp nhận hình ảnh, các tế báo hấp thụ ánh sáng, rồi chuyển tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện tử chuyển tới não bộ qua trung gian là dây thần kinh. Việc đặt chíp điện tử nêu trên là nhằm giúp thay thế các tế bào ít nhiều đã bị phá hủy do thoái hóa võng mạc.
Thông qua dây thần kinh thị giác, não bộ nhận được hình ảnh tương ứng 1.500 pixels. Tuy nhiên, bộ phận nhân tạo này không phát huy hiệu quả đối với những người khiếm thị do bẩm sinh, cũng như những người bị phá hủy hoàn toàn dây thần kinh thị giác hay võng mạc.
Được biết, võng mạc nhân tạo được công ty Retina Implant AG của Đức sản xuất./.
Kết quả nghiên cứu mới trên vừa được công bố trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Anh.
Các chuyên gia cho biết giải pháp này chỉ có hiệu quả đối với những bệnh nhân bị mất thị giác do có bệnh liên quan tới võng mạc. Tuy nhiên, tạp chí trên nhận định rằng, giải pháp này cho phép thay đổi hoàn toàn cuộc sống của khoảng 200.000 người khiếm thị trên thế giới bị mất thị lực do thoái hóa võng mạc.
Thiết bị điện tử mới này có tên là võng mạc nhân tạo, đã được lắp đặt cho ba bệnh nhân khiếm thị. Cả ba người này đã đều có thể nhận biết được hình dạng và đồ vật.
Một trong ba bệnh nhân này còn có thể di chuyển một mình trong phòng, tiến tới gần người khác, đọc được vị trí của kim đồng hồ treo tường, nhận biết được các chữ cái và thậm chí còn nhận biết được sự biến đổi các sắc thái đậm nhạt của màu xám.
Giải thích về cơ chế hoạt động của võng mạc nhân tạo, các nhà khoa học cho biết, võng mạc bao gồm bộ phận tiếp nhận hình ảnh, các tế báo hấp thụ ánh sáng, rồi chuyển tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện tử chuyển tới não bộ qua trung gian là dây thần kinh. Việc đặt chíp điện tử nêu trên là nhằm giúp thay thế các tế bào ít nhiều đã bị phá hủy do thoái hóa võng mạc.
Thông qua dây thần kinh thị giác, não bộ nhận được hình ảnh tương ứng 1.500 pixels. Tuy nhiên, bộ phận nhân tạo này không phát huy hiệu quả đối với những người khiếm thị do bẩm sinh, cũng như những người bị phá hủy hoàn toàn dây thần kinh thị giác hay võng mạc.
Được biết, võng mạc nhân tạo được công ty Retina Implant AG của Đức sản xuất./.
Đức Hùng/Geneva (Vietnam+)