Ông Hoàng Văn Năm, Quyền Cục trưởng Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết Cục cho phép giết mổ lợn khỏe mạnh tiêu thụ tại chỗ trong xã, phường ở những vùng có dịch lợn tai xanh.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch cúm gia cầm ngày 16/11, ở Hà Nội, ông Năm cũng cho biết sở dĩ có việc “mở rào” trên vì trước đây, các hoạt động vận chuyển, giết mổ lợn trong vùng có dịch bị cấm, làm ách tắc đàn lợn khỏe mạnh trong vùng dịch đến giai đoạn thịt.
Gần đây, để giải phóng đàn lợn đến thời kỳ giết mổ; đồng thời, hạn chế việc tăng giá đột biến, cục bộ các loại thực phẩm như gia cầm, tôm, cá…, Cục Thú y cho phép giết mổ, tiêu thụ lợn khỏe tại vùng dịch; cho phép vận chuyển lợn từ trang trại nằm trong vùng dịch nhưng an toàn ra ngoài.
Việc giết mổ lợn sẽ do lực lượng thú y địa phương giám sát, tránh hiện tượng giết mổ nhầm lợn bệnh. Cơ quan thú y cũng cấm vận chuyển lợn khỏe vào vùng có dịch, vì sợ tăng đàn, nguy cơ lây lan dịch càng cao.
Hiện cả nước có 15 tỉnh còn dịch lợn tai xanh chưa qua 21 ngày là Nghệ An, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Hậu Giang, Tây Ninh, An Giang, Cà Mau, Kon Tum, Trà Vinh, Ninh Thuận, Phú Yên, Sơn La, Kiên Giang, Quảng Ninh và Thanh Hóa. Dịch lợn tai xanh chỉ xuất hiện lẻ tẻ ở một số địa phương, không phát sinh thêm ổ dịch mới. Nhiều tỉnh đang chuẩn bị công bố hết dịch.
Theo nhận định, dịch đang có xu hướng giảm đáng kể, tuần tới, một số tỉnh sẽ công bố hết dịch. Tới đây, Cục Thú y phối hợp với Cục Chăn nuôi tổ chức hội nghị ở các khu vực, bàn về cách phối hợp phòng chống dịch; khôi phục, phát triển đàn gia súc, gia cầm ở những vùng thiệt hại nặng.
Các chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng để kiểm soát và ngăn chặn dịch lợn tai xanh nói riêng và dịch bệnh trên gia súc, gia cầm nói chung, các địa phương cần xây dựng quy hoạch vùng nuôi tập trung, theo hướng công nghiệp.
Đồng thời, chính quyền các địa phương cũng cần dành quỹ đất phát triển những trang trại xa nơi dân cư để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu dân cư và lây lan dịch bệnh./.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch cúm gia cầm ngày 16/11, ở Hà Nội, ông Năm cũng cho biết sở dĩ có việc “mở rào” trên vì trước đây, các hoạt động vận chuyển, giết mổ lợn trong vùng có dịch bị cấm, làm ách tắc đàn lợn khỏe mạnh trong vùng dịch đến giai đoạn thịt.
Gần đây, để giải phóng đàn lợn đến thời kỳ giết mổ; đồng thời, hạn chế việc tăng giá đột biến, cục bộ các loại thực phẩm như gia cầm, tôm, cá…, Cục Thú y cho phép giết mổ, tiêu thụ lợn khỏe tại vùng dịch; cho phép vận chuyển lợn từ trang trại nằm trong vùng dịch nhưng an toàn ra ngoài.
Việc giết mổ lợn sẽ do lực lượng thú y địa phương giám sát, tránh hiện tượng giết mổ nhầm lợn bệnh. Cơ quan thú y cũng cấm vận chuyển lợn khỏe vào vùng có dịch, vì sợ tăng đàn, nguy cơ lây lan dịch càng cao.
Hiện cả nước có 15 tỉnh còn dịch lợn tai xanh chưa qua 21 ngày là Nghệ An, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Hậu Giang, Tây Ninh, An Giang, Cà Mau, Kon Tum, Trà Vinh, Ninh Thuận, Phú Yên, Sơn La, Kiên Giang, Quảng Ninh và Thanh Hóa. Dịch lợn tai xanh chỉ xuất hiện lẻ tẻ ở một số địa phương, không phát sinh thêm ổ dịch mới. Nhiều tỉnh đang chuẩn bị công bố hết dịch.
Theo nhận định, dịch đang có xu hướng giảm đáng kể, tuần tới, một số tỉnh sẽ công bố hết dịch. Tới đây, Cục Thú y phối hợp với Cục Chăn nuôi tổ chức hội nghị ở các khu vực, bàn về cách phối hợp phòng chống dịch; khôi phục, phát triển đàn gia súc, gia cầm ở những vùng thiệt hại nặng.
Các chuyên gia ngành nông nghiệp cho rằng để kiểm soát và ngăn chặn dịch lợn tai xanh nói riêng và dịch bệnh trên gia súc, gia cầm nói chung, các địa phương cần xây dựng quy hoạch vùng nuôi tập trung, theo hướng công nghiệp.
Đồng thời, chính quyền các địa phương cũng cần dành quỹ đất phát triển những trang trại xa nơi dân cư để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trong khu dân cư và lây lan dịch bệnh./.
Thu Hà (TTXVN/Vietnam+)